Câu chuyện kinh doanh

Bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh gas? Mở đại lý gas cần bao nhiêu vốn? Những kinh nghiệm đắt giá được chia sẻ từ những chủ doanh nghiệp kinh doanh khí đốt hoá lỏng nổi tiếng trên thị trường là gì? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này, hãy cùng POS365 khám phá ngay nhé! 

Bật mí bí quyết kinh doanh gas thu tiền tỷ mỗi tháng

I. Có nên mở cửa hàng gas không? 

Kinh doanh gas là loại hình kinh doanh có điều kiện, cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, gas là một trong những mặt hàng vô cùng thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của gia đình. Theo một nghiên cứu cho biết, một cửa hàng gas có thể sẽ thu lợi nhuận tối thiểu 50.000đ/ bình. 

Có nên mở cửa hàng kinh doanh gas không?

Có nên mở cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng không? 

Như vậy, có thể thấy nguồn lợi nhuận khổng lồ mà mô hình này đem lại và đây cũng là một trong những cơ hội làm giàu đáng được cân nhắc. Nhưng trước khi mở cửa hàng kinh doanh đại lý gas thì bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, tuân thủ theo đúng quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như có chiến lược kinh doanh phù hợp để thành công. 

Và ngay trong nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những bí quyết kinh doanh có một không hai mà POS365 đã tổng hợp được từ nhiều chủ cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng thành công trên thị trường. Đừng bỏ lỡ nhé! 

II. Cần chuẩn bị gì khi mở cửa hàng gas? 

Việc chuẩn bị những điều này trước khi mở cửa hàng kinh doanh gas sẽ giúp bạn có cho mình những kế hoạch chuẩn bị và đầu tư một cách chính xác, tránh thất thoát cũng như có sự kiểm soát một cách chặt chẽ.

2.1. Chuẩn bị kiến thức kinh doanh 

Giống như hình thức kinh doanh khác, trước khi mở cửa hàng gas bạn cũng cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức nhất định. Điều này sẽ giúp việc vận hàng kinh doanh được trơn tru, thuận lợi cũng như có thể giải quyết những rắc rối phát sinh có thể xảy ra. Vì vậy, trước khi có ý định buôn bán khí đốt hóa lỏng gas và bếp gas hãy trang bị kiến thức nhé. 

kinh doanh gas

Chuẩn bị kiến thức kinh doanh

Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc tham gia những lớp học đào tạo và chia sẻ về kinh doanh khởi nghiệp khí đốt hoá lỏng. Tuỳ thuộc vào mục đích cũng như sự phù hợp mà chọn cho mình phương án thích hợp. 

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn 

Kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn? Tuỳ thuộc vào mục đích, quy mô kinh doanh mà mức chi phí nay sẽ khác nhau. 

Điều quan trọng nhất là bạn cần xác định mục tiêu và định hướng kinh doanh cho thương hiệu của mình. Từ đó có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn một cách phù hợp với điều kiện tài chính. Hãy thiết lập một danh sách tất cả những khoản chi cần thiết để mở cửa hàng gas, từ đó đo lường mức chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh. 

kinh doanh gas

Chuẩn bị nguồn vốn

Chi phí cần thiết để mở một cửa hàng kinh doanh khí gas không phải ít, bởi nguồn vốn nhập hàng cao cũng như dự phòng cho những vấn đề không may xảy ra như cháy, nổ (vì kinh doanh khí đốt hoá lỏng rất dễ gặp phải tình trạng cháy nổ nếu không được đảm bảo có biện pháp an toàn). 

2.3. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh gas theo quy định

Kinh doanh gas cần những giấy tờ gì? Như đã nói ở trên, mở cửa hàng gas là loại hình kinh doanh có điều kiện. Do đó, chủ kinh doanh cần đáp ứng đủ những điều kiện và phải có đầy đủ các loại giấy phép theo quy định, cụ thể như sau: 

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh 

  • Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh khí dầu mở hoá lỏng 

  • Giấy chứng nhận đáp ứng tốt điều kiện an ninh trật tự

  • Giấy phép đáp ứng Điều kiện an toàn về phóng cháy và chữa cháy 

  • Ngoài ra, cũng cần những giấy tờ chứng minh đáp ứng tốt về điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị (diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng, kho chứa hàng…) 

>> Để hiểu rõ hơn những quy định về giấy phép kinh doanh khí đốt hóa lỏng, bạn có thể theo dõi ngay tại đây -> Xem ngay

2.4. Khảo sát thị trường  

Dù bạn là chủ đại lý cửa hàng gas lớn hay chỉ kinh doanh gas nhỏ lẻ thì cũng cần xem xét và nghiên cứu khả năng tiêu thụ, tiềm năng phát triển của mô hình kinh doanh khí đốt hoá lỏng. 

mở cửa hàng gas

Khảo sát thị trường

Hãy quan sát hay thực hiện những cuộc khảo sát về thu nhập và mức sống ủa dân cư khu vực bạn định mở đại lý. Bạn có thể tham khảo một vài câu hỏi trước khi tiến hành cuộc khảo sát: 

  • Họ thường xuyên sử dụng thương hiệu gas nào? 

  • Thời gian trung bình một gia đình sử dụng hết một bình gas trong bao lâu? 

  • Nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ giao gas tận nhà như thế nào? 

  • Sử dụng bếp gas hay bếp điện nhiều hơn? 

  • Mức độ cạnh tranh trong khu vực có cao không? 

  • Mức giá cả và chính sách bảo hành, chăm sóc khác hàng của đối thủ cạnh tranh như thế nào? 

  • Những chiến lược kinh doanh và cách giữ chân khách hàng mà đối thủ cạnh tranh thực hiện là gì? 

  • Chiến lược kinh doanh cho cửa hàng là gì? 

  • Mức giá cả như thế nào để thu hút khách hàng? 

  • Chiến lược marketing như thế nào? 

  • …. 

Đây là một vài câu hỏi bạn có thể sử dụng để thực hiện những cuộc khảo sát nhanh và từ đó xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp nhất. 

2.5. Chuẩn bị trang thiết bị 

Để mở cửa hàng kinh doanh gas ngoài vấn đề về nguồn vốn thì việc chuẩn bị những trang thiết bị cũng là điều cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Những trang thiết bị này có thể kể đến như: biển hiệu quảng cáo, kệ chứa bình gas, bếp gas và các linh kiện… Đặc biệt là thiết bị phòng cháy chữa cháy, đây được coi là những trang thiết bị quan trọng nhất trong cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng và mức chi phí đầu tư cho hạng mục này cũng không hề nhỏ. 

2.6. Tìm kiếm nguồn nhập hàng 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thương hiệu gas như: Petrolimex, Thăng Long, CD Petrol, Petro Viet Nam, Vinashin… Với mỗi thương hiệu sẽ có những quy trình kiểm định an toàn khác nhau, mức giá cũng khác nhau. Do đó, bạn có thể lựa chọn những thương hiệu an toàn và phổ biến theo nhu cầu tiêu dùng của người dân quanh địa điểm kinh doanh. 

mở cửa hàng gas

Tìm kiếm nguồn nhập hàng

Nếu quy mô cửa hàng gas nhỏ bạn có thể nhập từ các nhà phân phối hay từ các đại lý cấp 2. Ngược lại, với quy mô kinh doanh lớn bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty phân phối để có mức giá tốt nhất và những chính sách về bảo hành. 

2.7. Thiết lập những chiến lược kinh doanh 

Cách kinh doanh gas hiệu quả đó là xây dựng những chiến lược kinh doanh cùng các chiến dịch truyền thông, quảng bá một cách phù hợp và hiệu quả. 

Thiết lập những chiến lược kinh doanh giúp thu hút khách hàng, nhằm đạt mục tiêu doanh thu. Bạn có thể bắt đầu bằng những chiến lược kinh doanh về giá, chiến lược kinh doanh sản phẩm… 

cách kinh doanh gas hiệu quả

Thiết lập những chiến lược kinh doanh khí đốt hóa lỏng 

Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập những kế hoạch truyền thông thì có thể cân nhắc đến phương án thuê những đơn vị Marketing chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn xây dựng những chiến lược truyền thông hiệu quả nhất, tuy nhiên mức chi phí để thuê các đơn bị cũng khá cao. Bạn nên cân nhắc đến vấn đề tài chính để đảm bảo cân đối nhé. 

>> Đọc thêm: Top 10 phần mềm quản lý bán gas đáng sử dụng nhất hiện nay

III. Mở cửa hàng kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn? 

Những chi phí dưới đây là những chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh gas và bếp gas. Bạn có thể theo dõi để có kế hoạch chuẩn bị tài chính một cách phù hợp và an toàn, tránh gặp phải những rắc rối về kinh tế. 

3.1. Chi phí thuê cửa hàng và kho hàng 

Đây là khoản chi cố định đầu tiên mà chủ đại lý gas cần quan tâm. Mức chi phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, nếu mô hình kinh doanh lớn thì mức chi phí thuê mặt bằng sẽ cao hơn so với mô hình kinh doanh nhỏ. Vì vậy, bạn cần xác định một cách chắn chắn hình thức kinh doanh cho cửa hàng của mình. 

cách kinh doanh gas hiệu quả

Chi phí thuê cửa hàng và kho hàng 

Thông thường mức chi phí thuê mặt bằng mở đại lý kinh doanh khí đốt chất lỏng sẽ dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh. 

3.2. Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng 

Với mô hình kinh doanh khí đốt hoá lỏng thì việc thiết kế và trang trí cửa hàng không cần quá cầu kỳ hay phức tạp. Cửa hàng kinh doanh khí gas chỉ cần thiết kế rộng rãi, cùng cách bố trí và sắp xếp một cách hợp lý là vấn đề quan trọng hơn cả. 

Bên cạnh đó, chủ đại lý cũng nên chú trọng đến không gian cửa hàng cần phải sạch sẽ, thông thoáng cũng như chú trọng đến việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy một cách an toàn để kịp thời xử lý và giải quyết khi không may xảy ra cháy nổ. 

3.3. Chi phí nhập hàng  

Kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn? Chi phí nhập hàng được coi là chi phí tốn kém nhất trong danh sách những chi phí cần thiết để mở cửa hàng gas. Không giống như mô hình kinh doanh quán cafe, nhà hàng… chi phí nhập hàng khí đốt hoá lỏng khá cao. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ. 

kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn

Chi phí nhập hàng

Với những mô hình kinh doanh lớn thì chi phí nhập hàng có thể lên đến vài trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng. Nhưng với mô hình kinh doanh gas nhỏ lẻ thì chi phí này chỉ dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Do đó, nếu có ý đinh mở cửa hàng bán gas thì bạn cần lưu ý đến chi phí nhập hàng để có kế hoạch cân đối về tài chính nhé. 

3.4. Chi phí thuê nhân viên 

Ngoài những chi phí kể trên thì chi phí thuê nhân viên cũng là một trong những khoản chi cần thiết khi mở cửa hàng gas. Đội ngũ nhân sự của cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng có thể là: nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, nhân viên giao hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bảo vệ… 

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên sẽ tỷ lệ thuận với quy mô kinh doanh của cửa hàng. Do đó, nếu mô hình kinh doanh lớn thì bạn cần có kế hoạch tuyển dụng nhân viên một cách bài bản cũng như ước tính khoản chi này khi mở cửa hàng để không gặp những khó khăn về kinh tế. 

>>  Xem thêm: Top 23 cách quản lý nhân viên hiệu quả doanh nghiệp không thể bỏ qua

3.5. Chi phí vận hành, quản lý 

Đây là khoản chi cần thiết khi kinh doanh gas và bếp gas. Những khoản chi này có thể kể đến như: chi phí bảo trì cho trang thiết bị kỹ thuật, chi phí thuê cá nhân hay đơn vị quản lý website, fanpage cửa hàng, chi phí sử dụng phần mềm quản lý… 

Có thể chi phí này không quá nhiều, nhưng cũng cần liệt kê trong danh sách Chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng. Việc ghi chép càng chi tiết càng tỉ mỉ sẽ giúp cho việc chuẩn bị tài chính càng chính xác hơn. 

3.6. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí kể trên thì những chi phí khác như lệ phí chuẩn bị giấy phép kinh doanh khí đốt hoá lỏng cũng không thể bỏ lỡ. Khoản chi này có thể từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh cũng như địa điểm kinh doanh. 

Do đó, nếu bạn chưa biết chính xác con số cho khoản chi này thì có thể tham khảo từ những người có kinh nghiệm hoặc từ chủ đại lý gas khác. Cách tốt nhất, nên chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ để không mất thời gian, công sức và tiền bạc. 

kinh doanh gas cần bao nhiêu vốn

Dự phòng những chi phí khác

Như vậy, kinh doanh khí gas cần bao nhiêu vốn? Câu trả lời đó là, dao động khoảng vài trăm triệu đồng, thậm chí là hàng tỷ đồng. Với những mô hình kinh doanh gas nhỏ lẻ thì mức chi phí khoảng 150.000.000đ - 350.000.000đ. Bạn nên cân nhắc về điều kiện kinh tế cùng mức chi phí đầu tư để có quyết định kinh doanh phù hợp nhất, tránh lâm vào tình cảnh nợ nần. 

IV. Kinh nghiệm kinh doanh khí đốt hóa lỏng lãi tiền tỷ mỗi tháng 

Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng gas đắt giá dành cho chủ đại lý mới bắt đầu kinh doanh, giúp thu hút khách hàng, tránh gặp phải những rắc rối và đánh bại đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng và hiệu quả. 

4.1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp 

Kinh nghiệm kinh doanh gas đầu tiên mà chúng tôi muốn bật mí cho các bạn đó là hãy lựa chọn mặt bằng kinh doanh thích hợp. 

Địa điểm thuê mặt bằng không cần quá đắt đỏ và trung tâm. Vì nhập hàng và vận chuyển hàng hoá khá cồng kềnh, do đó bạn có thể lựa chọn gần hu vực dân cư nhưng giá thuê phù hợp với điều kiện tài chính và có cung đường rộng rãi để thuận tiện cho quá trình nhập hàng, bán hàng. 

kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng gas

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Bên cạnh đó, cũng nên quan tâm đến vấn đề tắc đường quanh địa điểm cửa hàng. Nếu ở cung đường thường xuyên tắc đường thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình nhập hàng cũng như giao hàng cho khách hàng. Vì vậy, trước khi quyết định thuê mặt bằng hãy quan sát tình trạng giao thông tại đây để đưa ra được quyết định chính xác nhất nhé. 

4.2. Nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh 

Để mở cửa hàng gas thành công thì không thể thiếu bước nghiên cứu và quan sát nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh. 

Đây được coi là một trong những bước xây dựng chiến lược kinh doanh cần thiết và quan trọng. Việc nghiên cứu thị hiếu cũng như xu hướng thị trường sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình thị trường, từ đó có kế hoạch nhập hàng và kinh doanh phù hợp, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với nhu cầu của khách hàng. 

Nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh

Cùng với đó là hãy xác định đối thủ cạnh tranh chính của cửa hàng quanh khu vực. Hãy quan sát và tìm hiểu tại sao đối thủ cạnh tranh lại thu hút nhiều khách hàng đến vậy? Chiến lược về giá cả và dịch vụ của họ như thế nào? Sản phẩm kinh doanh chủ đạo của họ là gì?... Từ đó, bạn sẽ có được thông tin cần thiết và bắt đầu xây dựng cho cửa hàng của mình những chiến lược kinh doanh để cạnh tranh với các đối thủ khác. 

4.3. Thiết lập kế hoạch truyền thông và marketing hợp lý 

Muốn kinh doanh gas thành công thì nhất định phải có những chiến dịch truyền thông, quảng bá cùng các chương trình khuyến mãi bán lẻ thu hút khách khi mới ra mắt. Những dịch vụ tặng kèm như chảo, bát, bình gas mini… hoặc ưu đãi cho những lần mua sau là một trong những cách thu hút khách hàng hiệu quả. 

Thiết lập kế hoạch truyền thông và marketing

Thiết lập kế hoạch truyền thông và marketing

Bên cạnh đó, hãy tận dụng sự phát triển của mạng internet hiện nay. Đây là một trong những kênh truyền thông không tốn phí mà lại hiệu quả. Bạn có thể đăng tải những chương trình khuyến mãi trên mạng xã hội facebook hoặc những họi nhóm rao vặt… Và có thể nhờ người thân, bạn bè chia sẻ để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. 

>> Tìm hiểu ngay: Các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

4.4. Luôn chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ

Mở đại lý kinh doanh gas thì cần quan tâm đến vấn đề cháy nổ. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là nếu kho trữ số lượng gas lớn. Để đảm bảo an toàn bạn nên lắp đặt cảm biến rò rỉ gas, trang bị hệ thống bình báo cháy, chữa cháy và hệ thống nước tự động khi có cháy nổ… 

Luôn chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ

Luôn chú ý đến công tác phòng chống cháy nổ

Đồng thời, kiểm tra van gas sau mỗi lần nhập bình để tránh tình trạng rò rỉ xảy ra. Hãy thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và chú trọng đầu tư cho hệ thống lắp đặt đảm bảo an toàn. Ngoài ra cũng nên nhập hàng từ thương hiệu uy tín để có chính sách bảo hành sản phẩm cũng như giảm thiểu rủi ro về cháy nổ đáng tiếc có thể xảy ra. 

4.5. Dịch vụ giao hàng và lắp đặt tận nơi 

Kinh doanh đại lý gas là mặt hàng đặc biệt, có kích thước và trọng lớn nên khách hàng khó có thể vận chuyển. Hiện nay, hầu hết các đại lý gas đều có dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tại nhà cho khách hàng. Do đó, để cạnh tranh thì cửa hàng của bạn cũng nên áp dụng dịch vụ giao hàng và lắp đặt tận nơi. 

Chủ đại lý kinh doanh khí đốt hóa lỏng nên cân nhắc tuyển dụng nhân viên giao hàng nam vì thường họ sẽ có sức khoẻ và thao tác lắp đặt cũng nhanh chóng và chính xác hơn. Bạn có thể miễn phí lắp đặt trong vòng bán kính từ 3- 5km và tính phụ phí nếu xa hơn để đảm bảo cân đối doanh thu. 

4.6. Quản lý bán hàng bằng phần mềm quản lý thông minh 

Mở cửa hàng kinh doanh gas là một trong những mô hình kinh doanh với nhiều sản phẩm, thương hiệu và khối lượng khác nhau. Do đó, việc sử dụng phần mềm quản lý bán cửa hàng bán lẻ hay phân phối sỉ sẽ hỗ trợ bạn quản lý, theo dõi và tối ưu quy trình bán hàng. 

Phần mềm quản lý bán hàng POS365 là phần mềm quản lý đa kênh, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý - bán hàng - báo cáo thống kê doanh thu một cách chính xác và hiệu quả. POS365 tự hào là hệ thống quản lý hàng đầu Việt Nam với hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin dùng và nhận được nhiều đánh giá tích cực của chủ doanh nghiệp. 

Phần mềm quản lý bán hàng POS365

Phần mềm quản lý bán hàng POS365

Với phần mềm quản lý POS365 bạn không phải lo lắng vấn đề thất thoát hàng hoá, kiểm soát hàng tồn kho một cách chặt chẽ và chính xác. Cùng những tính năng quản lý thông tin khách hàng tiện lợi, lưu trữ lịch sử giao dịch và thiết lập những chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ, tết… 

Đặc biệt, chủ đại lý gas không phải lo lắng về vấn đề theo dõi và quản lý hàng hoá, quản lý doanh thu. Ứng dụng sẽ tự động thống kê doanh thu theo thời gian thực ở các chi nhánh của cửa hàng. Mọi hoạt động kinh doanh sẽ được theo dõi trực tiếp ngay cả khi bạn không có mặt ở cửa hàng. Hơn nữa, phần mềm POS365 có thể được sử dụng trên các nền tảng như Andoid, iOS, Windows. 

Đăng ký dùng thử miễn phí ngay hôm nay để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé: 

V. Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh khí gas 

Ngoài việc trang bị những thiết bị phòng chống cháy nổ thì chủ đại lý gas cần lưu ý đến thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chỉ có hiệu lực 5 năm. Quá thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp thì chủ kinh doanh gas phải đi gia hạn thời hạn kinh doanh. Bạn chỉ phép gia hạn một lần với thời gian 5 năm đối với giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hoá lỏng. 

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không nên nhập những vỏ bình ga không rõ nguồn gốc hay nhập bình gas không có thương hiệu để bán vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy đảm bảo chất lượng bình và sự an toàn cho người tiêu dùng để tạo sự tin tưởng và uy tín cho khách hàng. 

Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh gas

Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh khí gas

Trên đây là những thông tin cùng bí quyết kinh doanh gas hiệu quả và thành công mà POS365 muốn bật mí cho bạn đọc. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm quý gía này bạn sẽ có cho mình những bài học kinh nghiệm để bắt đầu kinh doanh, hạn chế những rủi ro không đáng có. Chúc bạn kinh doanh thành công!