Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh đồ bảo hộ lao động là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều cơ hội phát triển và đem lại nguồn lợi nhuận khủng. Bởi các công trình xây dựng, trường học, trung tâm thương mại… mọc lên như nấm, kéo theo nhu cầu về bảo hộ lao động tăng cao. Cùng tìm hiểu những bí quyết kinh doanh thành công được bật mí trong bài viết này nhé! 

Bí quyết kinh doanh đồ bảo hộ lao động lợi nhuận cao

I. Kinh doanh đồ bảo hộ có tiềm năng không? 

Ý tưởng bán đồ bảo hộ hiện nay được coi là một trong những ngành nghề kinh doanh rất tiềm năng ở nước ta. khi ngày càng nhiều các công trình xây dựng mọc lên, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố lớn. 

Hơn nữa, theo quy định của nhà nước về việc kiểm soát, giám sát và xử lý nghiêm minh các trường hợp thi công làm việc mà không sử dụng hoặc trang bị các đồ bảo hộ lao động sẽ bị xử phạt. 

Kinh doanh đồ bảo hộ có tiềm năng không?

Kinh doanh đồ bảo hộ có tiềm năng không?

Do đó, nếu bạn là người đam mê và có ý định kinh doanh đồ bảo hộ lao động thì đây là mảnh đất màu mỡ để bạn khai thác và đem lại những lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, để bán đồ bảo hộ đắt khách thì bạn cần chuẩn bị cũng như lưu ý những vấn đề trong bài viết này của POS365 nhé! 

II. Bán đồ bảo hộ lao động cần chuẩn bị gì? 

Kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động cần chuẩn bị những gì để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra trơn tru và thuận lợi? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 

2.1. Chuẩn bị vốn 

Trước khi kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào thì bạn cần phải có kế hoạch chuẩn bị vốn kinh doanh một cách nghiêm túc và kỹ càng. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, quyết định đến quy mô và hình thức kinh doanh, đặc biệt với những mô hình kinh doanh sản phẩm hữu hình thì cần một nguồn vốn kha khá để nhập hàng. 

bán đồ bảo hộ

Chuẩn bị vốn

Hãy huy động tất cả các nguồn lực tài chính mà bản thân đang sở hữu, sau đó xác định số vốn đầu tư cần thiết để bắt đầu kinh doanh. 

2.2. Tìm kiếm nguồn nhập hàng 

Đây được coi là công việc quan trọng mà bạn cần thực hiện sau khi xác định nguồn vốn đầu tư. Tìm kiếm nguồn nhập hàng uy tín, chất lượng khi kinh doanh đồ bảo hộ lao động nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá đầu vào cũng như tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng nơi khách hàng. 

Tìm kiếm nguồn nhập hàng

Tìm kiếm nguồn nhập hàng

Thiết kế bảo hộ lao động được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau với chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Chủ kinh doanh nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và nổi tiếng trên thị trường như: 3M, King’s, Honeywell, Salisbury… 

2.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh 

Bán đồ bảo hộ online hay mở cửa hàng bảo hộ lao động cũng cần có những kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển để việc kinh doanh được khởi sắc, thu hút đông đảo khách hàng và đạt mục tiêu khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 

kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Những kế hoạch kinh doanh đồ bảo hộ lao động này nên được đầu tư và thiết lập ngay từ ban đầu. Với mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những kế hoạch và mục tiêu khác nhau. Do đó, nếu bạn không xây dựng những kế hoạch này thì việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn cũng như không thể đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh. 

>> Xem ngay: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết

III. Mở cửa hàng bảo hộ lao động cần bao nhiêu tiền? 

Kinh doanh đồ bảo hộ lao động cần bao nhiêu vốn? Có lẽ đây là câu hỏi mà được nhiều chủ kinh doanh quan tâm. Những nội dung chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời! 

3.1. Chi phí cần thiết 

Đây được coi là những khoản chi cố định hay nói cách khác chúng là những khoản chi phí cần thiết và bắt buộc phải có khi kinh doanh đồ bảo hộ lao động. Những khoản chi cố định này có thể kể đến như: 

  • Chi phí thuê mặt bằng: Dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, tuỳ thuộc vào địa điểm và quy mô kinh doanh. 

  • Chi phí nhập hàng: Phụ thuộc vào quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ mà chi phí này có thể nhiều hay ít. Nhìn chung, chi phí này khoảng từ vài chục triệu đồng. 

  • Chi phí sửa chữa, thiết kế cửa hàng (nếu có): Chi phí nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô và tình hình thực tế của cửa hàng. 

  • Chi phí điện - nước

  • Chi phí thuê nhân viên 

  • Chi phí khác

mở cửa hàng bảo hộ lao động

Chi phí cần thiết

Như vậy, có thể thấy để bán đồ bảo hộ thì chủ kinh doanh cần ít nhất số vốn từ vài chục triệu đồng - vài trăm triệu đồng. Phụ thuộc vào mục tiêu và quy mô kinh doanh mà chi phí này có thể khác nhau. 

3.2. Chi phí phát sinh 

Song song với những chi phí cần thiết kể trên, khi kinh doanh đồ bảo hộ cũng giống như những mô hình kinh doanh khác, sẽ có những khoản chi phí phát sinh, bất ngờ xảy ra. Do đó, chủ kinh doanh cần có kế hoạch chuẩn bị cho những khoản chi phí phát sinh này. 

Việc chuẩn bị sẵn sàng cho những khoản chi phát sinh không chỉ giúp bạn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn giúp chủ đầu tư không phải loay hoay trong vấn đề tài chính. 

IV. Bí quyết kinh doanh đồ bảo hộ lao động đắt khách, lợi nhuận cao 

Chia sẻ bí quyết kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động hiệu quả, được tổng hợp từ nhiều chủ thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Tìm hiểu ngay! 

4.1. Khảo sát nhu cầu thị trường 

Bán đồ bảo hộ online hay mở cửa hàng bảo hộ lao động thì không thể bỏ qua bước khảo sát và nghiên cứu thị trường. Việc khảo sát thị trường chính là cách giúp bạn xác định được nhu cầu của thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu để có kế hoạch kinh doanh và nhập hàng phù hợp. 

Hơn nữa, mỗi địa điểm kinh doanh sẽ có những đặc thù về văn hoá, lối sống và mức thu nhập khác nhau. Do đó, để kinh doanh thành công thì chủ đầu tư cần thực hiện các cuộc khảo sát một cách chi tiết. 

kinh doanh đồ bảo hộ lao động

Khảo sát nhu cầu thị trường

Chẳng hạn, khi kinh doanh đồ bảo hộ tại khu vực thành phố thì sẽ có nhiều công trình xây dựng và thi công. Do đó, những trang thiết bị bảo hộ cần phải đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân. Vì vậy, cửa hàng của bạn nên có đầy đủ các loại mặt hàng trang thiết bị cần thiết để phục vụ nhu cầu cho khách hàng. 

4.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 

Bí quyết kinh doanh đồ bảo hộ lao động thành công mà chúng tôi muốn bật mí cho bạn đọc đó là hãy xác định đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chính xác. Vậy đâu là những đối tượng mục tiêu mà chủ kinh doanh nên hướng tới? 

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Thông thường, những đối tượng khách hàng mục tiêu của các cửa hàng kinh doanh thiết bị bảo hộ bao gồm: 

  • Công nhân xây dựng 

  • Ngành chế biến thực phẩm 

  • Nhân viên y tế 

  • Nhân viên phòng thí nghiệm 

  • Nhân viên môi trường 

Ngoài ra, những đơn vị thi công, nhà thầu cũng là những đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn không nên bỏ qua. Đây là những đối tượng mục tiêu “chất lượng” mà bạn nên ưu tiên và nên tạo mối quan hệ thân thiết cũng như biến họ thành khách hàng trung thành của cửa hàng mình. 

>> Đọc thêm: 99+ cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất 2023

4.3. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng bảo hộ lao động 

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp bán đồ bảo hộ online với kinh doanh đồ bảo hộ lao động đều đem lại những lợi ích về kinh tế. Bởi đối tượng khách hàng không chỉ là những đơn vị thi công, nhà thầu lớn mà những đối tượng khách lẻ cũng khá nhiều. Vì vậy, phát triển kênh bán online để khách hàng tìm đến mình là lựa chọn thông minh, vừa giúp tối đa hoá doanh thu vừa lan toả thương hiệu một cách dễ dàng. 

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng bảo hộ lao động

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng bảo hộ lao động

Khi mở cửa hàng bảo hộ lao động thì cần lưu ý đến vấn đề lựa chọn vị trí kinh doanh, số vốn đầu tư và nghiên cứu đối tượng mục tiêu. Nên lựa chọn gần khu vực có nhiều công trình thi công, trường học, bệnh viện, toà nhà văn phòng… để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu. 

4.4. Lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín, chất lượng 

Kinh nghiệm kinh doanh đồ bảo hộ lao động cho thấy nên lựa chọn nguồn nhập hàng tại các đơn vị uy tín và nhập hàng theo một tỷ lệ nhất định để tạo nên sự đa dạng cho cửa hàng. Những mặt hàng thiết yếu như: Găng tay, quần áo bảo hộ, giày, dép sẽ chiếm khoảng 50%. Những mặt hàng như mặt lạ phòng độc, kính mũ bảo hộ, bao ngón, giấy lau, giẻ lau công nghiệp sẽ chiếm từ 20 - 30%. Còn lại là những mặt hàng khác mà bạn có thể bạn. 

bán đồ bảo hộ

Lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín, chất lượng

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn những đơn vị nhập hàng uy tín trên thị trường như: 

  • Thương hiệu Safety Jogger 

  • Thương hiệu 3M 

  • Thương hiệu nổi bật Tolsen 

  • Thuỳ Dương

  • ….

4.5. Kế hoạch quảng bá và truyền thông - Cách kinh doanh đồ bảo hộ lao động hiệu quả 

Dù quy mô kinh doanh đồ bảo hộ lớn hay nhỏ thì việc quảng bá và truyền thông là điều cần thiết mà bạn không thể bỏ qua. Việc quảng bá thương hiệu giúp việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn cũng như khả năng chuyển đổi khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập Fanpage cho thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok…. kết hợp cùng phát tờ rơi, treo banner quanh khu vực cửa hàng, đồng thời thiết lập cửa hàng bán hàng online trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok… 

Kế hoạch quảng bá và truyền thông

Kế hoạch quảng bá và truyền thông

Bên cạnh đó, nên thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đặc biệt với những khách hàng trong ngành xây dựng. Hãy kết giao với nhiều người để tạo dựng mối quan hệ làm ăn cũng như xây dựng những chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng. 

Như vậy, tất tần tật những thông tin về kinh doanh đồ bảo hộ lao động đã được POS365 chia sẻ đầy đủ trong nội dung bài viết này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 1900 4515 để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé! Chúc bạn thành công! 

>> Tham khảo thêm: Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả