Kinh doanh nhà hàng - cafe

Việc thay đổi nhân khẩu học và lối sống đang thúc đẩy sự tăng vọt đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Trên thực tế, sự gia tăng của các mô hình F&B đòi hỏi các chủ kinh doanh cần nâng cao chất lượng đồ ăn và chất lượng phục vụ để có thể cạnh tranh được trong thời điểm hiện tại. 

Để có thể thực hiện kinh doanh hiệu quả, thị trường mục tiêu là điều mà bạn cần phải dành ra nhiều thời gian để có thể xác định rõ cho mình. Nội dung bài viết hôm nay POS365 sẽ hướng dẫn bạn cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng chi tiết nhất.

Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng

I. Tại sao cần phải xác định khách hàng mục tiêu?

Việc nghiên cứu và xác định khách hàng mục tiêu là việc làm quan trọng, đây là yếu tố quyết định xem nhà hàng của bạn có thể phát triển được hay không? Nghiên cứu khách hàng mục tiêu sẽ bao gồm những tiêu chí: Họ bao nhiêu tuổi, giới tính, sở thích, vùng miền,... 

Khi đã xác định rõ được khách hàng mục tiêu của nhà hàng, thì chủ kinh doanh sẽ dễ dàng làm các công việc tiếp theo như:

  • Lên ý tưởng thiết kế, trang trí nhà hàng, quán ăn.

  • Lên ý tưởng thiết kế menu nhà hàng hợp lý.

  • Có phong cách, thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.

  • Xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh xảy ra với khách hàng.

Tại sao cần phải xác định khách hàng mục tiêu?

II. Thị trường mục tiêu kinh doanh ngành thực phẩm là gì? 

Một thực tế khó khăn là nhiều nhà hàng thất bại trong năm đầu tiên của họ, thường xuyên do thiếu kế hoạch. Nhưng điều đó không có nghĩa là kế hoạch kinh doanh nhà hàng quá phức tạp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp POS365 hướng dẫn bạn tiếp cận thị trường mục tiêu để có thể bắt đầu một cách dễ dàng và chính xác hơn. 

Không có hoạt động dịch vụ duy nhất có sức hút. Đây là thực tế mà nhiều doanh nhân mới gặp khó khăn trong việc chấp nhận, nhưng thực tế là bạn sẽ không bao giờ chiếm được 100% thị trường. Khi bạn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, cuối cùng bạn không làm hài lòng ai. Vì vậy, hãy tập trung vào 5 hoặc 10 phần trăm thị trường mà bạn có thể có được và quên đi phần còn lại.

Với những gì bạn đang làm, đặt ra câu hỏi ai đang ăn ở nhà hàng? Hãy xem xét các loại thị trường chính của khách hàng kinh doanh ngành thực phẩm.

Tham khảo thêm: Cách xác định thị trường mục tiêu chính xác cho chủ kinh doanh

2.1. Nhóm khách hàng Y

Đối với nhóm khách hàng này, độ tuổi dao động từ 1980 đến 2000. Đây là nhóm khách hàng đa dạng nhất và có doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất. Thị trường đối với nhóm khách hàng Y là  mục tiêu chính cho kinh doanh dịch vụ thực phẩm. Đa số, những người thuộc nhóm khách hàng này thường tìm kiếm những mặt hàng thức ăn nhanh và dịch vụ nhanh. Khoảng 25 phần trăm họ thường tới những nhà hàng nhượng quyền về burger, gà rán, và 12% thường tìm tới những các nhà hàng pizza.

Các nhóm khách hàng mục tiêu

2.2. Nhóm khách hàng X

Thị trường khách hàng của nhóm X thuộc độ tuổi những người sinh từ năm 1965 đến 1980. Nhóm này mang tính chất các giá trị gia đình mạnh mẽ. Họ quan tâm đến giá trị, và họ ủng hộ các nhà hàng phục vụ nhanh và các hoạt động trung cấp cung cấp các món salad và buffet. Để thu hút nhóm thị trường này, hãy cung cấp một bầu không khí thoải mái tập trung vào giá trị và môi trường xung quanh.

2.3. Nhóm khách hàng C

Nhóm khách hàng ngành thực phẩm này chiếm ít thị trường, thuộc độ tuổi từ năm 1946 đến 1964. Nổi bật trong thế hệ này là các doanh nhân giàu có, có đủ khả năng đến thăm các nhà hàng cao cấp và tiêu tiền thoải mái. Trong những năm 1980, họ là nhóm khách hàng chính cho các nhà hàng cao cấp, hợp thời trang. 

Trong những năm 1990, nhóm khách hàng C bùng nổ là hộ gia đình có thu nhập hai con. Ngày nay, những người đứng đầu trong nhóm khách hàng này đang trở thành ông bà, khiến họ trở thành mục tiêu của các nhà hàng mang đến bầu không khí thân thiện với gia đình và những người mang đến trải nghiệm ăn uống cao cấp, trang trọng.

2.4. Nhóm khách hàng từ 50 - 64 tuổi

Đây là nhóm khách hàng nằm giữa nhóm C và khách hàng độ tuổi cao niên (những người ở độ tuổi 50-64 tuổi). Những người này thường có thu nhập không nhất định, thu nhập của những nhóm này thường cao nhất đối với những thế hệ, và họ thường ghé thăm các nhà hàng cao cấp. Họ ít quan tâm đến giá cả và tập trung nhiều hơn vào dịch vụ tuyệt vời và thực phẩm ngon, sạch sẽ. Hãy thu hút nhóm khách hàng ngành thực phẩm này với môi trường xung quanh thanh lịch và chế độ chăm sóc chuyên nghiệp.

2.5. Người lớn tuổi

Thị trường cao cấp bao gồm nhóm tuổi lớn của những người từ 65 tuổi trở lên. Nói chung, phần lớn người cao niên có thu nhập cố định và thường không có khả năng chi trả cho các nhà hàng cao cấp thường xuyên. Vì vậy họ có xu hướng ghé thăm các nhà hàng kiểu gia đình cung cấp dịch vụ tốt và giá cả hợp lý. 

Nhóm khách hàng lớn tuổi

III. Cách nghiên cứu khách hàng mục tiêu trong kinh doanh nhà hàng

Khi kinh doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào thì việc quan trọng và cần thiết nhất đó là xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc này sẽ giúp chủ nhà hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phát triển phù hợp. Khi nghiên cứu chân dung khách hàng, bạn có thể dựa vào những yếu tố sau đây:

  • Khu vực địa lý: Việc phân chia khách hàng theo từng vùng miền, khu vực, tỉnh, thành phố,... sẽ giúp bạn xác định được mô hình kinh doanh phù hợp với nhóm đối tượng.

  • Tâm lý khách hàng: Chia nhóm khách hàng cũng sẽ dựa vào thói quen, hành vi mua hàng, sở thích của khách hàng,... sẽ giúp bạn xác định được đối tượng mục tiêu và cách làm hài lòng họ.

  • Nhân chủng học: Một số phần mềm quản lý nhà hàng trên thị trường như POS365, CRM, Chatbot... sẽ giúp chủ kinh doanh xác định và phân chia được các đối tượng khách hàng thông qua tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập,...

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu trong kinh doanh nhà hàng

IV. Yếu tố xác định khách hàng mục tiêu nhà hàng

Một doanh nghiệp có thể kinh doanh thành công hay không sẽ phụ thuộc vào việc xác định khách hàng mục tiêu, nắm bắt tâm lý khách hàng và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mà họ cần và mong muốn. Dưới đây là các yếu tố xác định khách hàng mục tiêu giúp nhà hàng nhắm trúng thị trường và tăng doanh số. 

4.1. Khách hàng phải có nhu cầu với sản phẩm của bạn

Để tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng thì phải tốn rất nhiều chi phí cho chiến dịch quảng bá thương hiệu nhà hàng. Những khách hàng đến và sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì đồng nghĩa với việc là họ muốn khám phá, trải nghiệm ăn uống. Đối với nhóm khách hàng này thì không cần phải tốn nhiều công sức để thuyết phục khách hàng, vì đây chính là nhu cầu của họ.

Khách hàng có nhu cầu với sản phẩm của bạn

4.2. Khách hàng phải có đủ khả năng tài chính để mua sản phẩm

Nhóm đối tượng được xem là khách hàng mục tiêu của nhà hàng phải có đủ khả năng tài chính để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn không nên tốn quá nhiều công sức và tiền bạc để thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm của bạn khi mà ngân sách của họ có hạn.

Yếu tố xác định khách hàng mục tiêu nhà hàng

4.3. Khách hàng sẵn sàng chi trả tiền để mua sản phẩm

Khách hàng mục tiêu là những người tin rằng món ăn của nhà hàng chất lượng và thực sự yêu thích những món ăn đó. Bạn có thể biến khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của nhà hàng mình, khi họ thấy sản phẩm/dịch vụ chất lượng thì họ sẽ sẵn sàng chi trả tiền để trải nghiệm món ăn thơm ngon. 

Cách quảng cáo và bán hàng một cách hiệu quả là khéo léo thuyết phục khách hàng thông qua các hoạt động tiếp thị để họ thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn thật hữu ích. Nếu khách hàng cảm thấy chất lượng tốt thì những khách hàng tiềm năng này sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn. 

Khách hàng sẵn sàng chi trả tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhà hàng

Với những thông tin mà POS365 vừa đề cập về cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng, mong rằng các bạn sẽ có những cái nhìn tốt hơn về mục tiêu thị trường đối với kinh doanh ngành thực phẩm.