Câu chuyện kinh doanh

Tái định vị thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của tái định vị cho thương hiệu như thế nào đối với các doanh nghiệp? Các ví dụ về tái định vị thương hiệu?

Tầm quan trọng của tái định vị thương hiệu trong các doanh nghiệp

I. Tái định vị thương hiệu là gì?

Tái định vị thương hiệu được hiệu là thực hiện một quá trình làm mới hình ảnh của một doanh nghiệp, thương hiệu nào đó dựa trên các hình ảnh và nền tảng đã có sẵn, với mục đích mang lại sự mới mẻ của doanh nghiệp, thương hiệu đó trong mắt của khách hàng.

tái định vị thương hiệu là gì

Tái định vị thương hiệu là gì?

II. Tại sao cần tái định vị cho thương hiệu? 

Không phải doanh nghiệp nào khi định vị cho thương hiệu ngay từ đầu cũng nhận được sự đón nhận của khách hàng. Do đó, để phù hợp với khách hàng hơn thì doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược tái định vị cho thương hiệu để đảm bảo sự nhận biết cũng như sự tin tưởng của khách hàng. 

Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh tăng cao như hiện nay thì việc tái định vị lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế, tạo nên sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. 

Tại sao cần tái định vị cho thương hiệu?

Tại sao cần tái định vị cho thương hiệu?

Sau đây là một vài lý do khác để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch tái định vị cho thương hiệu: 

  • Định vị thương hiệu hiện tại thấp: Định vị mơ hồ hoặc khiến khách hàng không liên kết cảm xúc, đặc tính của sản phẩm, dẫn đến sự hạn chế phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. 

  • Sản phẩm cần thay đổi và phát triển: Khi cần đầu tư để phát triển sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm cũ để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng hơn thì doanh nghiệp cũng cần tái định vị sản phẩm.

III. Khi nào cần tái định vị cho thương hiệu?

Dưới đây là các lý do mà các doanh nghiệp hiện nay muốn tái định vị thương hiệu:

3.1. Muốn nhắm mục tiêu đến một đối tượng khác

Khi đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến mục tiêu lúc đầu đề ra không còn được khả thi nữa thì lúc này doanh nghiệp cần phải thay đổi mục tiêu để hướng đến một nhóm đối tượng khác để đưa ra chiến lược tái định vị phù hợp nhất. 

3.2. Sản phẩm và dịch vụ của bạn đang cung cấp đã phát triển

Nếu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh đã phát triển ổn định thì bạn có thể suy nghĩ thêm đến việc mở rộng kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ mới. Đây chính là lời hứa thương hiệu mà doanh nghiệp cần phản ánh được điều này. 

2.3. Khi đối thủ cạnh tranh đang cung cấp sản phẩm có giá trị tốt hơn

Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện và doanh nghiệp của bạn thấy rằng họ đang đưa ra những đề xuất có giá trị tốt hơn doanh nghiệp của bạn. Những đối thủ này đã làm tốt thương hiệu của mình, khiến cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn kém hiệu quả hoặc cố tình làm cho thương hiệu của bạn bị tiêu cực đi. Lúc này cần phải tái định vị thương hiệu để tránh trường hợp mất khách hàng, bên cạnh đó tăng giá trị cạnh tranh trong dài hạn. 

3.4. Doanh số bán hàng của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm

Nếu doanh số bán hàng của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm thì cần phải xem xét lại việc tái định vị cho thương hiệu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải thực hiện những thay đổi với mục đích cải thiện các vấn đề và lên kế hoạch nâng cao hiệu suất bán hàng của công ty. 

khi nào cần tái định vị thương hiệu

Khi nào cần tái định vị cho thương hiệu?

3.5. Thương hiệu đang gặp phải nhiều vấn đề

Một trong những lý do để tái định vị cho thương hiệu là thương hiệu của bạn đang có hình ảnh xấu, lỗi thời và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.

3.6. Sự thay đổi của doanh nghiệp/ tổ chức

Nếu tổ chức/doanh nghiệp của bạn đang muốn tái định vị cho thương hiệu sẽ thay đổi định hướng chiến lược của mình và đổi mới văn hóa doanh nghiệp. Hoặc tổ chức/doanh nghiệp đang tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mới và không còn phù hợp với chiến lược kinh doanh hiện tại nữa. 

3.7. Sự thay đổi của kinh tế xã hội

Các nền tảng truyền thông xã hội ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng thì nhiều thương hiệu đã tái định vị lại với mục đích kết nối người dùng internet bằng cách tăng sự hiện diện của thương hiệu trực tuyến. Đây cũng là một giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề một cách hiệu quả. 

>> Tìm hiểu thêm: Nhượng quyền thương hiệu quán ăn cần phải lưu ý những gì?

IV. Những phương pháp tái định vị cho thương hiệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng 

Có hai phương pháp tái định vị thương hiệu cho doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể theo dõi để lựa chọn những phương pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé: 

4.1. Tái định vị một phần

Phương pháp tái định vị này được hiểu đơn giản là việc thay đổi hoặc cải tiến một hay một phần đặc điểm thương hiệu của doanh nghiệp như: logo, tên gọi, cơ cấu tổ chức, sản phẩm, chiến lược marketing…. nhằm thay đổi vị trí cảm nhận trong tâm trí của khách hàng. 

Phương pháp tái định vị một phần

Phương pháp tái định vị một phần

Việc tái định vị một phần được áp dụng khi doanh nghiệp có một giá trị nền tảng bền vững nhưng nhận thức được sự thay đổi của xu hướng cũng như thị hiếu của khách hàng hoặc mong muốn tạo nên một lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với đối thủ. 

4.2. Tái định vị toàn bộ 

Khác biệt với tái định vị một phần, tái định vị toàn bộ là quá trình thay đổi giá trị thương hiệu thông qua việc làm mới hoàn toàn hình ảnh của doanh nghiệp. Từ sản phẩm, tên gọi, logo, màu sắc, chiến lược marketing… để tạo nên sức sống cho thương hiệu khi môi trường kinh doanh thay đổi. 

Phương pháp tái định vị toàn bộ

Phương pháp tái định vị toàn bộ

Phương pháp tái định vị toàn bộ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không có giá trị nền tảng đủ mạnh, không duy trì sự nhận biết và cảm nhận từ khách hàng, hình ảnh trở lên mờ nhạt, già cỗi, thiếu sức sống. 

Để tái định vị toàn bộ thì doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bị cũng như quá trình triển khai phù hợp với điều kiện và nhu cầu của thị trường để đảm bảo thu hút khách hàng và tạo niềm tin nơi khách hàng từ đầu. 

>> Bạn có đang quan tâm: Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 2023

V. Lưu ý khi tái định vị cho thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết 

Làm thế nào để tái định vị thương hiệu thành công? Những lưu ý khi tái định vị cho thương hiệu mà doanh nghiệp cần biết là gì? Tìm hiểu ngay: 

5.1. Hiểu rõ sứ mệnh và giá trị thương hiệu

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện những chiến dịch tái định vị sản phẩm hay thương hiệu phải hiểu rõ. Để làm rõ được vấn đề này, bạn cần trả lời những câu hỏi sau: 

  • Thương hiệu bạn ra đời vì lý do gì? Có phù hợp với thị trường không? 

  • Giá trị thương hiệu mang lại là gì? Có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? 

  • Cách mà thương hiệu hoàn thành sứ mệnh như thế nào? Có cần thay đổi hay tái định vị lại không? 

tái định vị thương hiệu

Hiểu rõ sứ mệnh và giá trị thương hiệu

5.2. Chiến lược tái định vị phải phù hợp với thương hiệu 

Nhà quản lý cần tận dụng tối đa những tài sản mà thương hiệu hiện có để tối ưu chi phí. Đồng thời, xem xét có nên tái định vị thương hiệu hay không, có khả thi không, đem lại những giá trị như thế nào cho doanh nghiệp: 

  • Mục tiêu doanh số 

  • Mục tiêu thị phần 

  • Mục tiêu tăng trưởng. 

5.3. Tìm hiểu thị trường và sự cạnh tranh

Đây là lưu ý quan trọng, đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh. Với những gì mà đối thủ có, bạn sẽ làm gì để tạo nên sự khác biệt và nổi bật hơn họ? Chúng có phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay hay không? Để có câu trả lời chính xác, bạn cần trả lời chính xác những câu hỏi sau: 

Tìm hiểu thị trường và sự cạnh tranh

Tìm hiểu thị trường và sự cạnh tranh

  • Top 5 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai? 

  • Sản phẩm/ dịch vụ nào của đối thủ nổi bật nhất hiện nay? 

  • Doanh số, tốc độ tăng trưởng, độ mở rộng thương hiệu như thế nào? 

  • Nhu cầu thị trường hiện nay là gì? 


>>> Tìm hiểu: Guideline là gì? Tìm hiểu Guideline khi xây dựng thương hiệu

VI. Những rủi ro khi tái định vị cho thương hiệu bạn nên biết 

Song song với những lợi ích khi tái định vị thương hiệu cho doanh nghiệp thì còn tồn tại những rủi ro đáng lo ngại như sau: 

6.1. Thương hiệu tách biệt với khách hàng 

Việc tái định vị cho thương hiệu có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng trung thành của doanh nghiệp trước đó. Để hạn chế rủi ro này bạn nên tìm hiểu, lấy ý kiến khách hàng, nên có những cuộc khảo sát hay phỏng vấn sâu… trước khi thực hiện chiến lược tái định vị sản phẩm, thương hiệu. 

6.2. Phá vỡ tài sản website

Trong quá trình thực thi tái định vị cho thương hiệu mà bạn cần thay đổi nội dung, trang giới thiệu, lịch sử…. từ website cũ sang website mới thì có thể khiến khách hàng khó khăn trong việc tìm kiếm và khiến họ khó hài lòng với website mới. 

Phá vỡ tài sản website

Phá vỡ tài sản website

6.3. Không sử dụng đa ngữ cảnh 

Khi tái định vị cho doanh nghiệp thì nhà quản lý cần linh hoạt trong việc biến đổi ngữ cảnh. Cụ thể, trang bị đầy đủ hình ảnh, nội dung, video… sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại để đảm bảo việc tái định vị được diễn ra suôn sẻ và được khách hàng đón nhận. 

VII. Ví dụ về tái định vị thương hiệu

Dưới đây là những ví dụ về tái định vị thương hiệu để bạn hiểu rõ hơn: 

7.1. Tái định vị cho thương hiệu Viettel

Tập đoàn viễn thông Viettel đã tái định vị cho thương hiệu thành công và tạo nên sự thành công lớn tại Việt Nam bằng việc thay đổi hình ảnh và hệ thống nhận diện hoàn toàn từ màu xanh - vàng sang màu chủ đạo là đỏ. 

Trong chiến dịch tái định vị cho thương hiệu lần này, Viettel cũng định hướng doanh nghiệp chuyển mình từ "nhà khai thác viễn thông" thành nhà "tiên phong kiến tạo xã hội số" để đưa khách hàng đến gần hơn với công nghệ số và nâng cao dịch vụ. 

Tái định vị thương hiệu Viettel

Tái định vị cho thương hiệu Viettel

7.2. Tái định vị cho thương hiệu Biti's

Vào năm 2017 - 2018 Biti's thực hiện chiến dịch tái định vị cho thương hiệu bằng việc tung ra bộ nhận diện thương hiệu mới và mục đích là định hướng thương hiệu đó đến nhóm đối tượng khách hàng chính là những bạn trẻ.

Việc thay đổi về hình ảnh và tái định vị nhận thức của khách hàng với thương hiệu, trong chiến dịch này còn mời những ca sĩ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ cho thương hiệu. Đây đều là những nhân vật nổi tiếng có lượng fan vô cùng đông đảo. Chính điều này đã thu hút được lượng khách hàng cực kỳ lớn.

tái định vị thương hiệu

Tái định vị cho thương hiệu Biti's

7.3. Ngân hàng Vpbank

Ngân hàng VPBank đã thực hiện chiến dịch tái định vị cho thương hiệu lần 2 vào năm 2022, tập trung vào việc thay đổi slogan với người tiêu dùng Việt và điều chỉnh là logo để mang lại phong cách mới.

Doanh nghiệp cũng thay đổi thông điệp từ "Hành động vì những ước mơ" thành "Vì một Việt Nam thịnh vượng". Chiến dịch này đã đón nhận được nhiều tích cực từ người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ. 

>> Xem thêm: 10+ Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu đáng thử nhất hiện nay

Nội dung bài viết này đã nêu rõ về tầm quan trọng của tái định vị thương hiệu trong các doanh nghiệp để bạn tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích mà POS365 cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tái định vị cho thương hiệu và tầm quan trọng của nó.