Câu chuyện kinh doanh

Shopify được hiểu đánh giá là nền tảng thương mại điện tử thân thiện với người dùng. Nền tảng này được lập nên giúp các doanh nghiệp nhỏ xây dựng cửa hàng trực tuyến và bán hàng thông qua một bảng điều khiển được sắp xếp hợp lý. Trong bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nó và những kiến thức cần biết khi tham gia bán hàng trên nền tảng này.

Tất tần tật những kiến thức cơ bản về Shopify

1. Shopify là gì?

Shopify nổi tiếng là một nền tảng thương mại thương điện từ cho phép bất cứ ai cũng có thể tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Nền tảng này có đầy đủ các tính năng của một trang thương mại điện tử lý tưởng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hoá và kết nối bán hàng,...

Shopify là gì?

Shopify là gì?

Dù bạn là người không hề có một chút kiến thức nào về website hay lập trình thì tất cả những gì bạn làm chỉ là ngồi 1 chỗ và đăng bán sản phẩm. Bạn có thể đăng ký tài khoản dùng thử miễn phí để có thể xây dựng được cửa hàng riêng của mình để thử nghiệm. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng miễn phí, người dùng có thể bắt đầu đăng ký gói tiêu chuẩn bán hàng với chi phí từ $29 /tháng.

>> Xem thêm: Làm thế nào để tạo website thương mại điện tử chuyên nghiệp nhất?

2. Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến được sử dụng bởi hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn thế giới bởi nó mang lại cho người bán rất nhiều ưu điểm. 

2.1 Ưu điểm

  • Dễ sử dụng: Shopify được thiết kế để dễ sử dụng và không yêu cầu kiến thức kỹ thuật sâu. Người dùng không cần biết lập trình để tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến. Giao diện người dùng thân thiện và các tính năng kéo và thả giúp bạn nhanh chóng xây dựng và tùy chỉnh cửa hàng của mình.

  • Nhiều tính năng: Trang thương mại điện tử này cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ để giúp bạn xây dựng một cửa hàng trực tuyến hoàn chỉnh. Từ quản lý sản phẩm, xử lý thanh toán, quảng cáo, tích hợp vận chuyển đến dịch vụ khách hàng, nó có đầy đủ các công cụ cần thiết.

  • Giao diện đẹp và chuẩn mực: Nền tảng này cung cấp một loạt các giao diện đẹp mắt để bạn lựa chọn. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh giao diện theo ý bạn hoặc sử dụng các giao diện đã được thiết kế sẵn.

  • Tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba: Ngoài ra nó có một cộng đồng phát triển lớn và sở thích của các nhà phát triển bên thứ ba cho phép bạn tích hợp các ứng dụng bên thứ ba phổ biến như công cụ email marketing, tiếp thị quảng cáo và các công cụ phân tích vào cửa hàng của bạn.

  • Hỗ trợ khách hàng: Shopify cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua nhiều kênh khác nhau như email, chat trực tiếp và cộng đồng người dùng. Bạn có thể nhờ họ giúp đỡ và giải quyết các vấn đề liên quan đến cửa hàng trực tuyến của bạn.

Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

2.2 Nhược điểm

  • Phí sử dụng: Nền tảng này có các gói dịch vụ có phí khá cao. Mặc dù có một phiên bản dùng thử miễn phí, nhưng để tận dụng đầy đủ tính năng của nền tảng này, người dùng thường phải trả phí hàng tháng. Ngoài ra, các phí khác như phí thanh toán và phí giao hàng cũng có thể áp dụng.

  • Giới hạn tùy chỉnh: Mặc dù Shopify cung cấp một số chủ đề và tiện ích tùy chỉnh, nhưng có một số hạn chế về việc tạo ra một cửa hàng trực tuyến độc đáo hoàn toàn. Người dùng có thể gặp khó khăn khi muốn tạo ra một giao diện cửa hàng tùy chỉnh hoàn toàn phù hợp với thương hiệu và ý tưởng kinh doanh của họ.

  • Phụ thuộc vào ứng dụng của bên thứ ba: Một số tính năng và tiện ích phụ thuộc vào các ứng dụng và tích hợp của bên thứ ba. Điều này có thể tạo ra sự phụ thuộc vào các bên thứ ba và khiến cho cửa hàng trở nên không ổn định nếu các ứng dụng này không tương thích hoặc ngừng hoạt động.

  • Hạn chế quản lý SEO: Mặc dù nền tảng này cho phép người dùng tùy chỉnh tiêu đề, thẻ và mô tả của trang, nhưng nền tảng này có một số hạn chế về quản lý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cửa hàng được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

3. Hướng dẫn chi tiết cách hoạt động Shopify từ A-Z

Nếu bạn chưa biết bắt đầu kinh doanh từ đâu thì ngay sau đây POS365 sẽ giới thiệu với bạn chi tiết cách hoạt động của nền tảng này.

3.1 Các bước thiết lập bán hàng Shopify

Bước 1: Đăng ký tài khoản dùng thử.

Bạn có thể đăng ký dùng thử trong vòng 2 tuần mà không cần trả trước thẻ tín dụng của bạn.

Bước 2: Kết nối với các kênh bán hàng

Bạn có thể thay đổi và mở rộng kênh bán hàng của bạn bất cứ lúc nào. Ngoài ra bạn cũng có thể kết nối với các tài khoản mạng xã hội của mình để tăng độ uy tín và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Kết nối với các kênh bán hàng

Kết nối với các kênh bán hàng

Bước 3: Nhập dữ liệu sản phẩm

Nhập chi tiết mặt hàng, giá cả và hình ảnh cho sản phẩm vậy nên bạn có thể tự sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng hoặc truy cập và các nhà cung cấp dịch vụ trung chuyển để tìm mặt hàng cần bán.

Bước 4: Thiết lập thanh toán

Bạn có thể kích hoạt Shopify Payments chỉ bằng một cú nhấp chuột để có thể chấp nhận thanh toán ngay lập tức hoặc kết nối bộ xử lý thanh toán với bảng điều khiển. 

Thiết lập thanh toán

Thiết lập thanh toán

Bước 5: Thiết lập vận chuyển

Trong tab cài đặt bạn cần thiết lập các phương thức và phí giao hàng và thông tin thuế bán hàng hiện hành.

Bước 6: Cài đặt cửa hàng trực tuyến

Nếu bạn muốn bán hàng qua trang web có thương hiệu riêng của mình thì việc của bạn là thiết lập trực tuyến. Quá trình này vô cùng dễ dàng vì bạn chỉ lần dựa theo các chủ đề plug-and-play thiết lập sẵn và xây dựng website của mình.

3.2 Phí giao dịch và xử lý thanh toán Shopify

Bạn có thể kết nối bộ xử lý thanh toán hoặc sử dụng tuỳ chỉnh ngay trên Payments tích hợp. Trong trường hợp nếu bạn xử lý thanh toán của riêng mình thì hệ thống sẽ hiển thị thêm phí giao dịch từ  0,5% đến 2% tổng phí cho mỗi lần bán hàng trực tuyến.

Ngoài ra, phí này sẽ không áp dụng nếu bạn sử dụng Shopify Payments vì nó sẽ cung cấp quy trình xử lý thanh toán theo tỷ lệ cố định với tỷ lệ dựa trên gói đăng ký.

Phí giao dịch và xử lý thanh toán Shopify

Phí giao dịch và xử lý thanh toán Shopify

3.3 Chi phí vận chuyển tính như thế nào?

Phí vận chuyển sẽ được tính mỗi khi bạn xử lý đơn đặt hàng và in nhãn vận chuyển thành công. Các chi phí này sẽ được tính vào thẻ của bạn khi các khoản phí đạt đến mức ngưỡng dựa trên khối lượng vận chuyển trung bình của bạn. Nhưng nếu bạn chỉ vận chuyển một vài đơn hàng mỗi tháng thì phí vận chuyển sẽ được cộng vào hóa đơn Shopify hàng tháng của bạn.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức về Shopify hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong thời gian sắp tới.