Câu chuyện kinh doanh

Nếu như bạn đang tìm hiểu về việc kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì chắc chắn đã một lần nghe thấy khái niệm f&b service. Đây là một trong những ngành dịch vụ mang lại lợi nhuận chính cho chủ đầu tư bên cạnh việc cho thuê phòng.

Muôn vàn "thiên biến vạn hóa" của ngành F&B sau dịch Covid-19

Vậy F&B là gì? Xu hướng kinh doanh ngành F and B sau dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay là gì? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung sau đây.

I. F&B là gì?

F&B (hay còn gọi f and b, f và b) là viết tắt của từ tiếng Anh Food and Beverage, tạm dịch là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. Như vậy có thể hiểu rằng ngành F&B có nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch và quầy ăn uống. Các doanh nghiệp F&B sẽ hoạt động kinh doanh chủ yếu xoay quanh lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

Bộ phận F&B trong khách sạn F&B Service chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng khi họ tới hoặc thuê dịch vụ tại khách sạn. Ngoài ra FnB cũng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tổ chức tiệc liên hoan, sinh nhật, buffet, tiệc theo yêu cầu của khách hàng,... Trong các nhà hàng, khách sạn từ 3 Sao trở lên, bộ phận F&B đảm nhận trách nhiệm về đồ ăn, thức uống cho nhân viên tại đây.

F&B là gì?

F&B là dịch vụ nhà hàng và quầy uống

Thế nhưng, bộ phận Food and Beverage trong khách sạn khác hoàn toàn với các dịch vụ FnB tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài. F&B trong khách sạn có thể là phần nhà hàng nằm trong khuôn viên, hay một quán cà phê xuyên đêm hay là một quán Bar….

Thuật ngữ “Ngành F&B” khác biệt với “Ngành dịch vụ” như thế nào?

Theo khái niệm trên, các bạn có thể nhận thấy Food and Beverage là ngành cung cấp dịch vụ và phục vụ. Thế nhưng, điều này không có nghĩa rằng ngành dịch vụ và ngành F&B giống nhau.

Ngành dịch vụ là lĩnh vực tổng quát bao gồm dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất. Ngành dịch vụ sở hữu cơ cấu phức tạp. Hiện nay, nhiều quốc gia chia ngành dịch vụ thành 3 nhóm như sau:

  • Dịch vụ kinh doanh: Bao gồm thông tin liên lạc, vận tải, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp, ẩm thực,...

  • Dịch vụ tiêu dùng: Bao gồm các hoạt động du lịch, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ...

  • Các dịch vụ công: Bao gồm các dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể...

Còn F&B chuyên về nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Như vậy có thể nói F and B là một phần nhỏ của ngành dịch vụ. 

II. Các loại dịch vụ Food And Beverage phổ biến

Ngành F&B bao gồm các dịch vụ liên quan đến nhà hàng và khách sạn. Thế nên nó khá đa dạng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những loại dịch vụ phổ biến dưới đây.

2.1. Dịch vụ bàn

Dịch vụ bàn là khu vực dành cho khách có nhu cầu ăn uống và lấy chỗ ngồi. Người phục vụ sẽ gửi khách hàng nước uống kèm thực đơn. Sau sẽ ghi lại những món mà khách chọn bao gồm:

  • Gueridon Service - Cart Service (Phục vụ trên xe đẩy)

Đây là hình thức phục vụ được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng sang trọng. Người phục vụ sẽ cho khách hàng chọn những món ăn vừa biểu diễn trực tiếp trên xe đẩy cho khách. Đây là hình thức phục vụ sang trọng và có độ khó tương đối. Việc này đòi hỏi người nhân viên phục vụ có kỹ năng, kinh nghiệm cao trong việc nấu ăn, biểu diễn lẫn giao tiếp nhằm nâng cao cảm xúc của khách hàng.

  • Platter Service hay Russian Service (Phục vụ thức ăn trên đĩa lớn)

Đây là hình thức mà các phần thức ăn sẽ được trình bày trên một chiếc đĩa lớn, các nhân viên phục vụ sẽ tiến hành chia phần cho các thực khách ngay tại bàn ăn. Đây là hình thức phục vụ cầu kỳ và chỉ được sử dụng trong các nhà hàng sang trọng và ít người (Tối đa 50 thực khách).

Dịch vụ bàn

Dịch vụ bàn là khu vực dành cho khách có nhu cầu ăn uống và lấy chỗ ngồi

2.2. Dịch vụ được hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ hay còn được biết đến đó là Buffet. Đây là loại hình mà khách hàng tự chủ động ra lấy thức ăn tại quầy tự chọn được đựng trong các khay lớn. Khách hàng có thể tự làm hoặc nhờ người phục vụ hỗ trợ lấy đồ ăn như ý muốn. 

Dịch vụ được hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ hay còn được biết đến đó là Buffet

2.3. Tự phục vụ

Trong loại hình tự phục vụ, khách hàng sẽ tự vào khu vực ăn và chọn món ăn cho mình. Sau đó họ sử dụng phiếu giảm giá cho mỗi món tương ứng. Khách hàng sẽ được yêu cầu tự lấy đĩa và tiến ra bàn ăn.

2.4. Dịch vụ một điểm

Trong loại hình dịch vụ một điểm, khác sẽ tiến hành đặt hàng, thanh toán cho đơn hàng và được phục vụ tại một nơi duy nhất. Bao gồm: 

  • Khu ăn uống

  • Kiốt

  • Lấy đi

  • Bán hàng tự động


Dịch vụ một điểm

Bán hàng tự động là dịch vụ một điểm

2.5. Dịch vụ đặc biệt

Dịch vụ đặc biệt có đặc điểm cung cấp đồ ăn và thức uống tại những nơi không dành cho dịch vụ ăn uống. Có thể kể đến:

  • Dịch vụ phòng nướng

Các loại rau củ và thịt cá được trưng bày để cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó quầy phục vụ được thiết kế sao cho có tính thẩm mỹ cao nhất có thể. Khách có thể chọn chỗ và được phục vụ đồ ăn kèm.

  • Dịch vụ khay

Đây là phương thức phục vụ đồ ăn trên khay tại chỗ cho khách hàng. Thường thấy trên máy bay hay bệnh viện,...

  • Dịch vụ xe đẩy / Gueridon

Khi thức ăn đã được hoàn thành, người phục vụ sẽ trình bày trên xe đẩy và di chuyển giới thiệu cho khách hàng. Hình thức này cũng được sử dụng trên máy bay, tàu hỏa,...

  • Giao hàng tận nhà

Đây là dịch vụ cung cấp đồ ăn qua hình thức giao hàng đến nơi mà khách đã xác định trước. 

  • Dịch vụ phòng chờ

Đây là dịch vụ phục vụ các loại đồ ăn thức uống trực tiếp trong khu vực tiếp khách của 

  • Dịch vụ phòng

Dịch vụ này dành cho các khách thuê phòng của khách sạn. Các đơn đặt hàng được đặt trong khay và di chuyển trên xe đẩy tới các phòng. 

Dịch vụ đặc biệt

Dịch vụ đặc biệt có đặc điểm cung cấp đồ ăn và thức uống tại những nơi không dành cho dịch vụ ăn uống

III. Vai trò của ngành F and B

Ngành F and B đang là chủ chốt trong các khu du lịch, khách sạn. Mục đích của bộ phận này đó là chị trách nhiệm cho việc làm tăng trải nghiệm của khách hàng.

3.1. Đáp ứng nhu cầu ăn uống

Điều đầu tiên khi nhắc tới F&B đó chính là nhà hàng. Đây cũng là nơi đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc trải nghiệm ẩm thực. Chính vì vậy, vai trò đầu tiên của FnB đó là giúp khách hàng có được niềm hứng khởi trong mỗi món ăn của nhà hàng.

3.2. Giúp gia tăng lợi nhuận

Việc phát triển dịch vụ F&B rất quan trọng nếu bạn chấp nhận kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch. Nhưng thực tế, các khách sạn lớn lại không quá tối ưu các phòng ở mà họ tập trung vào việc phát triển các dịch vụ như nhà hàng, quầy bar, cung cấp thức ăn tận phòng hoặc thậm chí là cả casino để gia tăng doanh thu.

3.3. Không mất phí Marketing

Đồ ăn và không gian chính là vũ khí khiến cho con người tan chảy chỉ muốn ngắm và khiến họ dương điện thoại check in ngay lập tức. Đây là hình thức rất phổ biến để họ quảng cáo món ăn và tên tuổi của nhà hàng một cách miễn phí. Bên cạnh đó việc cung cấp tư liệu cho các Reviewer ẩm thực cũng giúp nhà hàng có thêm những thực khác mới qua câu chuyện mà họ nghe hàng ngày.

Không mất phí Marketing

Đồ ăn ngon công cảnh đẹp là thứ vũ khí quảng cáo tối tân của nhà hàng

Lúc này các nhà hàng khách sạn cần tập trung vào chất lượng đồ ăn và thức uống chắc chắn sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí quảng cáo. 

3.4. Tạo phễu khách hàng

Dịch vụ Food & Beverage đang là chiến lược kinh doanh đắc lực cho doanh nghiệp kết hợp tổ hợp dịch vụ. Lúc này nếu khách hàng đến sử dụng một dịch vụ của nhà hàng như ăn uống, bạn có thể giới thiệu họ các dịch vụ khác như Karaoke, Spa,...

IV. Các bộ phận F&B là gì?

Để có thể vận hành được dịch vụ F&B thì phải cần có đội ngũ nhân viên chuyên sâu và thực hiện yêu cầu công việc của từng bộ phận. Có thể kể đến:

4.1. F&B Manager

F&B Manager là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Food and Beverage. Họ là người góp công vào việc xây dựng chính sách, quy định của bộ phận. Như vậy, các mục tiêu của nhà hàng, khách sạn mới được đáp ứng. Họ cũng cần quan tâm, theo dõi và có chức vụ cao nhất trong bộ phận F and B.

F&B Manager

F&B Manager là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Food and Beverage

Yêu cầu công việc của F&B Manager:

  • Xây dựng quy chuẩn về quản lý cho từng bộ phận thuộc F&B

  • Điều hành và quản lý việc kinh doanh. Tiếp thị khách hàng cho cửa hàng.

  • Quản lý công việc hành chính nhân sự 

  • Quản lý vấn đề liên quan tài chính 

  • Quản lý tài sản và hàng hóa

  • Làm việc với đầu bếp để lên thực đơn

4.2. Quản Lý Nhà Hàng (Restaurant Manager)

Quản lý nhà hàng là những người chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực trong khuôn viên nhà hàng như phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầy buffet, phòng tiệc riêng biệt… Họ là những người tạo ra các tiêu chuẩn của công việc trong việc tuyển dụng, lên lịch làm việc, nghỉ phép. Đảm bảo các khu vực phục vụ hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.

Quản Lý Nhà Hàng

Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực trong khuôn viên nhà hàng

4.3. Trưởng Nhóm Phục Vụ (Head Waiter)

Trưởng nhóm phục vụ chịu trách nhiệm quản lý nhân nhân viên trong khuôn viên phòng ăn. Họ tiến hành quan sát đảm bảo quá trình phục vụ không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Tiếp theo hỗ trợ các trưởng nhóm đặt bàn và các yêu cầu của khách hàng. Tiến hành lên lịch làm việc, lịch nghỉ và có thể thay thế giám đốc và trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.

rưởng Nhóm Phục Vụ

Trưởng nhóm phục vụ chịu trách nhiệm quản lý nhân nhân viên trong khuôn viên phòng ăn

4.4. Nhân Viên Trực Bàn (Commis De Rang/Commis Waiter)

Nhân viên trực bàn có nhiệm vụ đứng phục vụ trực tiếp trong lúc khách hàng đang sử dụng dịch vụ. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách kịp thời kèm theo kết hợp với bộ phận bếp để bữa ăn không bị gián đoạn.

Nhân Viên Trực Bàn

Nhân viên trực bàn có nhiệm vụ đứng phục vụ trực tiếp trong lúc khách hàng đang sử dụng dịch vụ

4.5. Nhân Viên Đón Tiếp (Host/Hostess)

Nhân viên tiếp đón có nhiệm vụ chào và tiếp đón khách đến nhà hàng, khách sạn. Trong thời gian khách thưởng thức dịch vụ, họ cần đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng luôn được đáp ứng. 

Nhân Viên Đón Tiếp

Nhân viên tiếp đón có nhiệm vụ chào và tiếp đón khách đến nhà hàng, khách sạn

4.6. Nhân Viên Pha Chế (Bartender, Barista)

Nhân viên pha chế là những người chuyên về đồ uống. Họ làm việc chủ yếu tại các quầy bar. Họ phục vụ đồ uống cho khách hàng đôi khi là tâm sự với khách. Những người này cần phải có kiến thức về pha chế và cả kỹ năng giao tiếp để thu hút khách hàng.

Nhân Viên Pha Chế

Nhân viên pha chế là những người chuyên về đồ uống

4.7. Nhân Viên Phụ Trách Đồ Ăn Tự Chọn (Chef De Buffet)

Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn đảm nhận công việc bày trí, cho món đến tính khẩu phần món ăn và phục vụ món ăn. Họ thường là các nhân viên bếp

Nhân Viên Phụ Trách Đồ Ăn Tự Chọn

Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn đảm nhận công việc bày trí

4.8. Nhân Viên Tiệc (Banquet Staff)

Trong khách sạn, sẽ có một lượng nhân viên đảm nhận công việc tổ chức tiệc bao gồm quản lý bộ phận, trợ lý, trưởng nhóm, nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế đồ uống,...

Nhân Viên Tiệc

Nhân Viên Tiệc đảm nhận công việc tổ chức tiệc

V. Xu hướng thị trường F&B tại Việt Nam

Cùng xem những xu hướng sẽ thống trị tại Việt Nam sau đại dịch Covid-19 nhé!

5.1. Menu online

Trong thời điểm dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, không ít nhà hàng, quán ăn đầu tư mạnh vào hình thức bán hàng online trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội. Do đó việc thiết kế cũng như vận hành Menu Online đang được quan tâm tàm phát triển.


POS365 hiện đang triển khai cho các quý khách hàng những giải pháp bán hàng mùa dịch qua phần hỗ trợ thiết kế Menu. Quý khách sẽ dễ dàng lên danh sách, chèn hình ảnh kèm thông tin món ăn, giá thành. Bên cạnh đó là việc xuất hóa đơn, kiểm kê hàng hóa siêu tiện lợi trên hệ thống. POS365 với giao diện tiện lợi dễ sử dụng sẽ giúp các chủ nhà hàng quản lý mọi thứ một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.

5.2. Dịch vụ giao hàng tận nơi phát triển mạnh mẽ

Đi kèm với việc kinh doanh Online thì các dịch vụ giao hàng vận chuyển phát triển nhanh chóng. Việc ngồi nhà hay ở cơ quan Order đồ ăn khá phổ biến hiện nay. 

Thay vì phải tới tận nơi bán, người tiêu dùng có thể tự mua và đợi đơn vị này giao đến. Việc này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đẩy mạnh các dịch vụ hơn.

Dịch vụ giao hàng tận nơi phát triển mạnh mẽ

Giao hàng tận nơi đang gắn liền với cuộc sống của nhiều người hiện nay

5.3. Xu hướng sử dụng thực phẩm Organic

Đây là xu hướng phát triển ngành F&B từ năm 2020. Cho đến hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic vẫn được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Đây vẫn sẽ là xu hướng phát triển F and B trong năm nay và năm tới.


Xu hướng sử dụng thực phẩm Organic

Thực phẩm Organic được nhiều người lựa chọn bởi khả năng an toàn cho sức khỏe

Thực phẩm Organic được trồng và chế biến 100% hữu cơ. Chính vì vậy rất an toàn cho sức khỏe trước nỗi lo thực phẩm bẩn lan tràn như hiện tại.

VI. Top 6 bí quyết kinh doanh mô hình F&B hiệu quả

F&B đang cho thấy là một mô hình kinh doanh hấp dẫn với nhiều người. Chính vì thế những bí quyết dưới đây 

6.1. Lập kế hoạch tỉ mỉ

Trong bất kỳ lĩnh vực gì, trước khi triển khai tất cả chủ doanh nghiệp đều cần phải có kế hoạch cụ thể để có thể đi đúng hướng và giảm tất cả các rủi ro xuống mức tối thiểu. Hãy bắt đầu với các món ăn, địa điểm, và các thức bố trí nội thất, nhân viên,...

Lập kế hoạch tỉ mỉ

Lập kế hoạch chi tiết là cách giúp bạn vận hành nhà hàng của mình tốt hơn

6.2. Tiến hành quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ

Trong quản lý nguyên vật liệu là trong những công đoạn xảy ra nhiều trường hợp thất thoát nhất trong nhà hàng. Để đảm bảo, bạn cần là người trực tiếp thực hiện công việc này. Hoặc bạn có thể sử dụng giải pháp quản lý bán hàng của POS365, bạn hoàn toàn kiểm soát nguyên liệu tồn và đã xuất một cách đơn giản. Mọi thứ đều được phần mềm quản lý bán hàng tự động tính toán và kiểm kê.

Bên cạnh đó việc quản lý vật liệu sẽ giúp bạn biết được thực phẩm nào tươi, thực phẩm nào hết hạn và sắp hết hạn. Có như vậy, bạn mới có thể đảm bảo an toàn thực phẩm và chuẩn bị những món ăn tuyệt vời cho thực khách.

6.3. Quản lý chuỗi F&B hiệu quả

Việc quản lý chuỗi F&B chưa bao giờ là việc dễ dàng đối với các quản lý nhà hàng. Việc này là cả quy trình bao gồm nhiều công đoạn, nhiều bộ phận khác nhau. Thế nên họ thường sử dụng các công cụ tích hợp để có thể thực hiện việc này đơn giản hơn. POS365 đã và đang giúp nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn vận hành việc quản lý chuỗi FnB hiệu quả hơn:

  • Báo cáo và thống kê theo thời gian thực: Theo dõi hoạt động kinh doanh của tất cả các cửa hàng trở nên khó khăn khi điều hành một chuỗi nhà hàng.

  • Quản lý kho & hàng tồn kho: Cung cấp cho bạn các báo cáo chi tiết về lượng tiêu thụ hàng ngày, hàng tồn kho và gửi cho bạn cảnh báo thời gian thực.

  • Quản lý bếp nhà hàng: Áp dụng công nghệ giúp tối ưu thao tác “order - báo bếp - thu ngân”.




6.4. Tích điểm khách hàng đơn giản

Việc sử dụng tích điểm chính là cách thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Đây là một trong những cách ưu đãi mà rất nhiều cửa hàng sử dụng. Có thể kể đến The Coffee House, Pizza Hut,... 

6.5. Thực hiện việc quản lý nhân viên

Nhân sự chính là yếu tố cốt lõi của sự thành công. Chính vì thế, người quản lý cần đặt ra những tiêu chuẩn khi tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó cần có những chính sách chăm sóc nhân sự của mình và liên tục tổ chức đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của họ.


6.6. Quan tâm và nâng cao chất lượng dịch vụ

Bên cạnh đồ ăn, chất lượng dịch vụ chính là chiếc chìa khóa giúp nhà hàng, khách sạn Marketing với giá không đồng. Một tiếng xấu bằng ngàn tiếng thơm, chính vì vậy F&B cần quan tâm tới điều này, hãy luôn cải thiện, tiếp thu ý kiến và phát triển hết mình.

Câu hỏi thường gặp

Giải đáp thắc mắc xoay quanh lĩnh vực F and B

Ngành F&B là viết tắt của cụm từ food and beverage, có nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng và quầy uống.
Chữ B trong công thức F&B nghĩa là Beverage. Beverage dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đồ uống, các thức uống có sẵn (đóng chai/ lon) hoặc được pha chế đặc biệt để phục vụ nhu cầu thưởng thức của thực khách.
Các thương hiệu F&B nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay có The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long Coffee & Tea, Cà phê Trung Nguyên Legend,...
F&B Manager là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận Food and Beverage. Họ là người góp công vào việc xây dựng chính sách, quy định và quản lý các bộ phận khác.