Câu chuyện kinh doanh

Lẩu là món ăn được nhiều người Việt yêu thích. Có rất nhiều món lẩu ngon như: lẩu gà, lẩu riêu, lẩu hải sản,… Một trong những món lẩu được nhiều đối tượng ưa thích, đặc biệt là nam giới đó là lẩu dê. Nhận thấy mở quán lẩu dê vô cùng tiềm năng nên đã có không ít người có ý tưởng kinh doanh món ăn này. Cùng chúng tôi nắm bắt kinh nghiệm mở quán lẩu dê đông khách bạn nhé.

Kinh nghiệm mở quán lẩu dê đông khách có thể bạn chưa biết

 1. Tiềm năng mở quán lẩu dê

Dê là món ăn rất tốt cho sức khỏe con người và từ thịt dê người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong đó có lẩu dê. Đối tượng khách hàng đa dạng, đặc biệt là nam giới. Những người này thường xuyên tụ tập, hội họp bạn bè vào thời gian rảnh rỗi. Chính vì thế tiềm năng mở quán lẩu dê là rất lớn. 

Để chế biến các món dê không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn tuyển chọn được đầu bếp uy tín, chế biến đa dạng nhiều món dê, nước chấm ngon sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tới quán. Và để kinh doanh hiệu quả thì không dừng lại ở đó, bạn cần nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh. Tiếp tục tìm hiểu chi tiết các thông tin hữu ích sau. 

2. Mở quán lẩu dê cần bao nhiêu vốn?

Để mở quán lẩu dê bạn cần chuẩn bị số vốn không hề nhỏ. Vậy để biết mở quán lẩu dê cần bao nhiêu vốn thì bạn cần lên danh sách các chi phí cần phải bỏ ra. 

2.1 Thuê mặt bằng

Mặt bằng là một trong những chi phí cần phải chi trả liên tục, đều đặn hàng tháng. Chính vì thế, khi thuê mặt bằng cần lựa chọn mặt bằng kỹ lưỡng. Và bạn nên dựa vào nguồn vốn của mình để lựa chọn mặt bằng thích hợp. Bạn nên chọn mặt bằng trung tâm, gần khu dân cư, chợ, uỷ ban, nơi đông người qua lại,… Các khu vực này dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

mở quán lẩu dê

Thuê mặt bằng kinh doanh quán lẩu dê

2.2 Thiết kế - trang trí

Tiếp theo là chi phí thiết kế - trang trí quán lẩu dê. Chi phí thiết kế chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra. Quán lẩu dê không cần thiết kế quá cầu kỳ, bạn chỉ cần đảm bảo không gian rộng rãi, thông thoáng, có nhiều ánh sáng để khách hàng cảm thấy thoải mái. Nếu không có nhiều kinh nghiệm thiết kế hãy liên hệ đội ngũ tư vấn thiết kế để tiết kiệm tối đa chi phí, tránh lãng phí không đáng có. 

Xem thêm: 14 cách trang trí nhà hàng đẹp, hút khách không thể bỏ qua

2.3 Nhập nguyên liệu 

Nguyên liệu đầu vào quyết định tới chất lượng của món ăn. Chính vì thế bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp uy tín để nhập nguyên liệu tươi, mới. Nguyên liệu tươi ngon mới có thể chế biến món ăn thơm ngon. Từ đó khách hàng mới lui tới quán của bạn thường xuyên. Chi phí nhập nguyên liệu chiếm 10% trên tổng số vốn bạn bỏ ra. Và dựa vào số lượng khách hàng tới quán để nhập lượng nguyên liệu phù hợp. 

2.4 Thuê nhân viên

Bạn nên thuê từ 1 – 2 nhân viên phục vụ nếu quán có quy mô lớn, lượng khách hàng đông. Nhân viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị đồ ăn, phục vụ bàn, khách hàng,… Nhân viên phục vụ không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm nhưng bạn nên tuyển những người chăm chỉ, có thể giao tiếp tốt với khách hàng. Chi phí thuê nhân viên giao động từ 6 – 8 triệu đồng/người. 

2.5 Mua sắm trang thiết bị 

Trang thiết bị cần sắm khi mở quán lẩu dê tương đối nhiều. Các trang thiết bị đó là: bàn ghế, nồi lẩu, bát đũa, cốc, bếp lẩu,… Bạn nên lựa chọn sản phẩm chất lượng để có thể sử dụng trong thời gian dài. Đối với những trang thiết bị chưa thực sự cần thiết thì sau khi quán lẩu đi vào hoạt động ổn định thì bạn có thể sắm dần.

mở quán thịt dê

Mua sắm các trang thiết bị phục vụ quán lẩu

3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán lẩu dê

Khi mở quán thịt dê cần có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ liên quan để nộp cho uỷ ban cấp quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Một số giấy tờ cần chuẩn bị đó là:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép hộ kinh doanh. Trong giấy phép có ghi đầy đủ thông tin gồm: tên, địa chỉ cửa hàng, vốn, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ nơi cư trú, ngày cấp căn cước công dân. 

  • Bản sao căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu còn thời hạn của chủ kinh doanh. 

  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nơi đặt mặt bằng kinh doanh.

Khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn cần nộp hồ sơ lên uỷ ban quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì trong vòng 5 ngày sẽ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. 

4. Kinh nghiệm mở quán lẩu dê thành công 

Sau đây là một số kinh nghiệm mở quán dê được chia sẻ từ chuyên gia để bạn đọc tham khảo. Nắm bắt kinh nghiệm để kinh doanh thành công bạn nhé. 

4.1 Khảo sát thị trường 

Khảo sát thị trường là công việc hết sức quan trọng khi bắt đầu có ý định kinh doanh. Bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng định bán. Đối tượng khách hàng trong độ tuổi nào, thu nhập ra sao, làm ngành/nghề gì, sở thích ăn uống,… 

Khi đã phân tích được đối tượng khách hàng thì bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Cách phục vụ khách hàng, giá cả đồ ăn, số lượng khách hàng đến với quán, cách marketing,… Đối thủ có ưu và nhược điểm gì để học tập và hạn chế không mắc phải đối với những điểm còn yếu. 

4.2 Công thức làm nước lẩu dê ngon 

Để duy trì lòng trung thành của khách hàng thì bạn cần nắm bắt công thức làm nước lẩu dê ngon. Một nồi lẩu chất lượng, hương vị thơm ngon cần nắm giữ bí quyết chế biến. Để làm được điều này cần có một đầu bếp kinh nghiệm, quá trình tuyển lựa thịt dê phải thật kỹ càng. Khâu sơ chế sạch sẽ, loại bỏ được mùi hôi. Nước dùng cần phải đậm đè, vị ngọt tự nhiên từ xương và các loại rau củ. Bên cạnh đó, bạn cần biết cách pha nước chấm ngon. Cách bài trí món ăn đẹp mắt, hấp dẫn cũng góp phần làm khách hàng ấn tượng hơn với quán lẩu của bạn. 

Công thức làm nước lẩu dê ngon

Công thức làm nước lẩu dê ngon

4.3 Lựa chọn mặt bằng

Địa điểm mở quán lẩu dê góp phần quyết định sự thành công hay thất bại cho hoạt động kinh doanh. Bạn nên chọn mặt bằng ở khu vực đông người qua lại, những nơi có nhu cầu ăn uống cao đó là: dân văn phòng, khu dân cư,… Quán ở khu vực trung tâm chính là lợi thế để khách hàng chú ý và dễ dàng ghé vào thưởng thức. 

4.4 Lên menu hấp dẫn 

Menu hấp dẫn với thực đơn đa dạng sẽ dễ dàng thu hút khách hàng. Bên cạnh lẩu dê bạn có thể phục vụ thêm cá món dê khác như: nộm dê, dê xào lăn, dê nướng,… Đa dạng món ăn sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Và cách đặt tên món ăn độc đáo sẽ khiến khách hàng tò mò và phải thưởng thức để biết. 

4.5 Bán đồ uống đi kèm 

Khi ăn lẩu chắc chắn sẽ phải uống kèm các loại đồ uống. Nó giống như một chất xúc tác giúp thực khách ăn uống ngon hơn. Bạn có thể phục vụ các loại đồ uống đó là: bia, rượu, nước ngọt, nước có gas,… Phục vụ đồ uống cũng là cách giúp gia tăng doanh thu đáng kể. 

4.6 Lên kế hoạch marketing

Bạn hãy chú trọng đầu tư quảng bá, tiếp thị thương hiệu để nhiều khách hàng biết tới. Hãy lập kế hoạch marketing thật chi tiết, chia theo từng giai đoan để dễ dàng thực hiện và theo dõi. Chi phí marketing nên chiếm 25% trên tổng số vốn. Và bạn có thể đầu tư vào các kênh có số lượng người dùng lớn như: facebook, tiktok,… Kết hợp chạy quảng cáo đa kênh để tiếp cận thật nhiều lượt khách hàng.

kinh nghiệm mở quán dê

Lên kế hoạch marketing

Ý tưởng và cách xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng: https://www.pos365.vn/marketing-cho-nha-hang-5927.html

4.7 Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để quản lý quán dê hiệu quả

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng giúp bản quản lý quán dê một cách trơn tru, hiệu quả. Chủ kinh doanh dễ dàng tối ưu quy trình phục vụ của nhân viên, xem báo cáo bán hàng chi tiết mỗi ngày. Đồng thời có thể quản lý nguyên liệu kho chặt chẽ. 

Quy trình bán hàng tối ưu, tiết kiệm 3 lần thời gian order, bếp chế biến, thanh toán cho quán. Cụ thể quy trình:

  • Nhân viên phục vụ: tiến hành order qua máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn món ăn. 

  • Nhân viên bar – bếp: đơn hàng order được chuyển tới bộ phận bếp chế biến một cách nhanh chóng. Món ăn được chế biến chuẩn xác theo thứ tự order. 

  • Thu ngân: theo dõi toàn bộ quá trình chế biến thông qua hệ thống của phần mềm. Thực hiện tính tiền cho khách. Khách hàng lựa chọn các hình thức thanh toán như: tiền mặt, chuyển khoản, ví điện tử,… 

Bài viết của POS365 đã chia sẻ kinh nghiệm mở quán lẩu dê tới đây là kết thúc. Chúng tôi tin rằng nếu bạn nắm bắt những thông tin hữu ích kể và áp dụng vào công việc kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người nếu bạn cảm thấy thông tin này hữu ích.