Câu chuyện kinh doanh

Khám chữa bệnh là nhu cầu quan trọng và cần thiết. Tại các bệnh viện lớn luôn trong tình trạng quá tải, vì vậy mà đã có rất nhiều phòng khám tư nhân được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu này. Cùng tham khảo nội dung bài viết các điều kiện và thủ tục mở phòng khám đa khoa cập nhật 2024 của POS365 nhé!

Điều kiện và thủ tục mở phòng khám đa khoa cập nhật 2024

I. Điều kiện mở phòng khám đa khoa

Để có thể mở phòng khám đa khoa thì cần phải đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về nhân lực, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị y tế cần thiết: 

1.1. Điều kiện nhân lực 

Nhân sự phòng khám cần phải qua sàng lọc và kiểm tra kỹ về chuyên môn. Các bác sĩ tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa, có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa. 

Bên cạnh đó phải có chứng chỉ, bằng cấp chứng minh đã được đào tạo kiến thức qua trường lớp, có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên khoa của mình. Bác sĩ chuyên khoa phải hoạt động ít nhất 8 tiếng/ ngày trong thời gian phòng khám đăng ký hoạt động.

Điều kiện nhân lực

Các phòng khám tư nhân nên đặt xa các khu vực có bệnh viện lớn và gần các khu dân cư, mặt tiền để dễ thấy, không bị chắn tầm nhìn, có giao thông thuận tiện cho bệnh nhân đến khám bệnh.

1.2. Cơ sở hạ tầng

Muốn mở phòng khám đa khoa phải đáp ứng được tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng, đảm bảo và tuân thủ theo các quy định. Tùy theo số vốn đầu tư mà quyết định phòng khám có diện tích khoảng bao nhiêu, nhưng phải đảm bảo phòng khám có đủ cho từng chuyên khoa, phòng xét nghiệm, lễ tân, phòng vệ sinh,…

Điều kiện mở phòng khám đa khoa

Các phòng khám nên sử dụng tông màu ấm, kết hợp kiểu trang trí đơn giản nhằm mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu khi sử dụng các dịch vụ tại đây. Hãy chủ động tăng thêm ghế ngồi ở khu vực lễ tân cho bệnh nhân ngồi đợi tới lượt mình và không gian chỗ để xe của bệnh nhân và người nhà đến thăm cũng nên thiết kế rộng rãi hơn. 

1.3. Trang thiết bị y tế

Một tiêu chí quan trọng để có thể mở phòng khám đa khoa đó là trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế. Những thiết bị cần có tại một phòng khám đa khoa là máy siêu âm, máy xét nghiệm huyết học,... Vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người nên các thiết bị y tế, dụng cụ, máy móc này phải đảm bảo chất lượng tốt để hỗ trợ trong việc khám chữa bệnh của bệnh nhân. 

Điều kiện về trang thiết bị y tế

1.4. Chi phí mở phòng khám đa khoa

Có một nguồn vốn ổn định là việc rất quan trọng để bắt đầu mở phòng khám kinh doanh. Nếu bạn chưa chuẩn bị đủ vốn thì có thể vay tại các tổ chức tài chính có chính sách ưu tiên duyệt các khoản vay cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 

Nhưng trước tiên, bạn cần phải gửi kế hoạch kinh doanh cùng với đề nghị vay vốn. Đối với các chi phí trong kế hoạch kinh doanh bạn cần phải xem xét cẩn trọng, đặc biệt là liên quan đến thiết bị y tế. So sánh, gửi hồ sơ vay cho một số ngân hàng. Việc này sẽ cho phép bạn xem một số ưu đãi khác nhau và các điều khoản của họ. Tiếp tục, bạn sẽ phải đợi các ngân hàng xem xét kế hoạch kinh doanh và đồng ý cho vay.

Chi phí mở phòng khám đa khoa

Bạn có thể tham khảo chi phí mở phòng khám đa khoa:

  • Đối với phòng khám đa khoa nhỏ: Chi phí đầu tư tối thiểu khoảng 1 tỷ đồng.

  • Đối với phòng khám đa khoa lớn: Chi phí rơi vào khoảng 2,5 - 4,5 tỷ đồng.

  • Đối với phòng khám tư nhân rất lớn: Chi phí trên 10 tỷ.

II. Hồ sơ xin giấy phép mở phòng khám tư nhân

Theo điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hướng dẫn cụ thể tại Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định 

  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 

Hồ sơ xin giấy phép mở phòng khám đa khoa

III. Trình tự thủ tục mở phòng khám đa khoa tư nhân

Bước 1: Nộp hồ sơ

Các cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

  • Nộp hồ sơ qua bưu điện trong thời hạn 3 ngày, tính từ thời điểm được nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. 

  • Hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả: Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).

Trình tự thủ tục mở phòng khám đa khoa tư nhân

IV. Phương án kinh doanh phòng khám đa khoa

Muốn kinh doanh phòng khám hiệu quả thì bạn cần phải xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. Chủ phòng khám cần có những phương án kinh doanh phòng khám đa khoa khả thi. Dưới đây là kinh nghiệm mở phòng khám đa khoa dành cho người mới bắt đầu để bạn tham khảo. 

4.1. Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự

Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên là việc rất quan trọng. Bác sĩ, y tá, nhân viên ý tế phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, kỹ năng tốt, nhiệt tình, thân thiện, trung thực,... Củng cố đội ngũ nhân sự thực chiến sẽ giúp phòng khám được người bệnh đánh giá cao.

Bên cạnh đó, cũng phải có chế độ đãi ngộ thích hợp cho từng vị trí nhân viên bao gồm khen thưởng, kỷ luật theo đúng nguyên tắc và quy định sẽ giúp quản lý, điều hành phòng khám dễ dàng hơn. 

Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự

4.2. Chuẩn bị nguồn tài chính

Nguồn tài chính để có thể mở một phòng khám đa khoa là rất lớn. Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa có đủ kinh phí thì có thể đi vay tại các tổ chức tài chính. Việc của bạn là phải gửi kế hoạch kinh doanh cùng với đề nghị vay vốn. Lưu ý là bạn cần phải cẩn thận với các chi phí trong kế hoạch kinh doanh của mình, nhất là liên quan đến các thiết bị y tế.

Ngoài ra, bạn có thể gửi hồ sơ vay vốn ở một số ngân hàng, bạn sẽ được xem một số ưu đãi khác nhau và các điều khoản của ngân hàng đó. Sau đó, bạn sẽ phải đợi các ngân hàng xem xét kế hoạch kinh doanh của mình và có đồng ý cho vay hay không.

Chuẩn bị nguồn tài chính

4.3. Xây dựng quy trình khám chữa bệnh

Khi lập phương án kinh doanh phòng khám cần lưu ý đến việc xây dựng quy trình khám chữa bệnh. Đây là cách hiệu quả để tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với phòng khám của bạn. Bên cạnh đó, sở hữu một quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn, tối giản nhất để rút ngắn thời gian và gia tăng sự hài lòng của khách hàng là điều vô cùng cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác.

Xây dựng quy trình khám chữa bệnh

Xem thêm: Bí quyết kinh doanh phòng khám hiệu quả 2024 cho người mới

4.4. Chiến lược marketing

Để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải xây dựng chiến dịch marketing và quảng cáo cho phòng khám trên nhiều kênh khác nhau. Hãy đầu tư thiết kế một trang web chuyên nghiệp thân thiện với giao diện máy tính, điện thoại, ipad. 

Đẩy mạnh việc marketing online bởi đây là hình thức mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng thu hút được khách hàng từ mọi nơi đến phòng khám của mình. Kết hợp quảng bá hình ảnh phòng khám của mình bằng cách đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội, website, diễn đàn một cách hoàn toàn miễn phí.

Xây dựng chiến dịch email marketing gửi cho các khách hàng tiềm năng trong khu vực. Kết hợp với các phương thức marketing truyền thống như dùng banner, treo các băng rôn, phát tờ rơi, phiếu giảm giá,...

Lên kế hoạch marketing và quảng bá thương hiệu phòng khám

4.5. Lựa chọn phần mềm quản lý phòng khám đa khoa

Trong chiến lược kinh doanh phòng khám hiệu quả thì chắc chắn không thể thiếu công cụ quản lý phù hợp. Đây chính là yếu tố giúp bạn quản lý và theo dõi tình hình kinh doanh phòng khám tốt nhất. 

Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám có thể giúp bạn quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và kiểm soát chi tiết từng bộ phận. Qua đó chủ phòng khám có thể nắm bắt được tình hình tài chính, doanh thu, các trang thiết bị - vật dụng y tế, thông tin khách hàng. Cũng như theo dõi được quy trình làm việc và hiệu suất của từng bộ phận một cách chính xác.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể kiểm tra mọi hoạt động của phòng khám từ xa, bởi hầu hết những phần mềm quản lý phòng khám đa khoa đều được lưu trữ trên bộ nhớ đám mây. Việc này cũng sẽ giúp tăng cường bảo mật thông tin, chống hacker và rò rỉ thông tin.

Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý POS365:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các điều kiện và thủ tục mở phòng khám đa khoa cập nhật năm 2024 để các bạn tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp bạn thực hiện được kế hoạch mở phòng khám thành công nhé!

Tham khảo thêm: Gợi ý Top 8 phần mềm quản lý phòng khám miễn phí tốt nhất