Câu chuyện kinh doanh

Việc quản lý nhà hàng luôn gặp nhiều khó khăn từ khi bắt đầu vận hành. Với những đặc điểm quan trọng cần đạt được đối với mô hình quản lý nhà hàng, các bạn cần phải nắm rõ được những điểm này để có thể thực hiện việc quản lý kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng mô hình quản lý nhà hàng và cách quản lý hiệu quả?

I. Mô hình quản lý nhà hàng gồm những gì?

Tùy theo loại hình kinh doanh và quy mô nhà hàng mà chủ đầu tư sẽ xác định mô hình quản lý nhà hàng phù hợp. Thông thường mô hình quản lý nhà hàng hiện nay sẽ bao gồm:

1.1. Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành sẽ có trách nhiệm:

  • Xây dựng hệ thống quản lý và tiêu chuẩn về chất lượng món ăn, vệ sinh, phục vụ,...

  • Chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh: Xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng.

  • Đại diện làm những công việc quan trọng: Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ quan nhà nước,...

1.2. Quản lý, giám sát nhà hàng

  • Phụ trách phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận nhân viên.

  • Giám sát quá trình làm việc hàng ngày của nhân viên thuộc bộ phận quản lý.

  • Phản ánh, trao đổi thông tin giữa các bộ phận với nhau và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

1.3. Nhân viên phục vụ

Công việc của nhân viên phục vụ là:

  • Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp, đón khách và giúp khách chọn bàn.

  • Giới thiệu menu có những món gì để khách hàng order.

  • Phục vụ món ăn tận bàn.

  • Thanh toán hóa đơn, tiễn khách và dọn dẹp.

1.4. Nhân viên pha chế

Công việc của nhân viên pha chế:

  • Giúp khách chọn đồ uống phù hợp với sở thích.

  • Pha chế thức uống theo nhu cầu của khách.

  • Trò chuyện cùng khách.

  • Thanh toán hóa đơn, rửa ly tách, dọn dẹp quầy bar.

1.5. Nhân viên tạp vụ

Công việc của nhân viên tạp vụ:

  • Rửa bát, đĩa và các dụng cụ

  • Lau chùi thiết bị

  • Thu dọn rác và quét dọn dẹp nhà bếp

II. Mô hình quản lý nhà hàng có những đặc điểm gì?

Đảm bảo các hoạt động quản lý nhà hàng bao gồm quản lý kho, nguyên vật liệu chế biến, quản lý nhân viên và khách hàng cũng như doanh thu của mình. 

Trách nhiệm hàng ngày khi quản lý nhà hàng bao gồm: 

  • Điều phối hoạt động quản lý nhà hàng hàng ngày

  • Cung cấp dịch vụ đồ ăn và thức uống nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng

  • Trả lời hiệu quả và chính xác các khiếu nại của khách hàng nhà hàng

mô hình quản lý nhà hàng

Thực hiện quản lý thanh toán, order một cách đơn giản, nhanh chóng hơn

2.1. Quản lý nguyên liệu chế biến

Một trong những điều quan trọng mà bất cứ chủ nhà hàng nào cũng cần phải thực hiện trong mô hình quản lý nhà hàng chính là quản lý nguyên vật liệu chế biến hàng ngày của mình. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh hàng ngày, ảnh hưởng đến doanh thu và những mặt hàng đang còn tồn kho. 

Quản lý nguyên liệu chế biến nhà hàng dường như gặp khó khăn khi nó có nhiều loại nguyên liệu khô, nguyên liệu thô, nguyên liệu ướt,.... Nếu bạn không sử dụng hệ thống quản lý chính xác cho mình. Các nguyên liệu này có thể bị hết hạn sử dụng và không thể thực hiện chế biến được, từ đó khiến cho hoạt động bán hàng bị cản trở. 

POS365phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn có thể biết được lượng hàng hóa còn tồn trong kho. Với nhiều những tính năng và hệ thống được tối ưu hiệu quả trên công nghệ điện toán đám mây, tự động từ nguyên liệu khi chế biến. Điều này giúp bạn nắm bắt được nguyên liệu thực tế và nguyên liệu hao hụt trong phần mềm. 

mô hình quản lý nhà hàng

Sử dụng phần mềm giúp tối ưu quy trình bán hàng

2.2. Trách nhiệm quản lý nhà hàng

Trách nhiệm của Quản lý nhà hàng bao gồm việc duy trì các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chất lượng của nhà hàng. Bạn sẽ đảm bảo vận hành nhà hàng hiệu quả, cũng như duy trì các tiêu chuẩn sản xuất, năng suất, chất lượng và dịch vụ khách hàng cao.

Để thành công trong vai trò này, bạn cần có kỹ năng và kinh nghiệm quản lý. Một phần mềm quản lý nhà hàng mạnh mẽ giúp bạn có thể giảm bớt áp lực khi kinh doanh trong mô hình quản lý nhà hàng.

  • Thường xuyên xem xét chất lượng sản phẩm và nghiên cứu các nhà cung cấp 

  • Tổ chức và giám sát ca làm việc 

  • Đánh giá hiệu suất của nhân viên và cung cấp phản hồi để cải thiện năng suất làm việc nhân viên.

  • Ước tính nhu cầu trong tương lai đối với hàng hóa, dụng cụ nhà bếp và sản phẩm vệ sinh nhà bếp

  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm

  • Quản lý hình ảnh đẹp của nhà hàng và đề xuất cách cải thiện nó

  • Kiểm soát chi phí hoạt động và xác định các biện pháp cắt giảm lãng phí 

  • Tạo báo cáo chi tiết về doanh thu và chi phí hàng tuần, hàng tháng và hàng năm

  • Quảng bá thương hiệu trong cộng đồng địa phương thông qua các sự kiện

  • Đề xuất các cách để tiếp cận đối tượng rộng hơn (ví dụ: giảm giá và quảng cáo trên mạng xã hội) 

  • Đào tạo nhân viên mới và các phương thức phục vụ khách hàng phù hợp

mô hình quản lý nhà hàng

Phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp POS365

2.3. Xác định công việc cụ thể và tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng

Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng thì bạn sẽ phải xác định cần những vị trí nào và mô tả công việc cụ thể cho từng bộ phận. Tiếp đó, bạn cũng cần phải đặt ra tiêu chuẩn đánh giá để đo lượng hiệu quả công việc để xét chế độ khen thưởng cho nhân viên. Việc này sẽ giúp nhân viên cố gắng trong công việc cũng như việc điều hành nhà hàng trở nên thuận lợi hơn.

2.4. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Mỗi nhà hàng cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với khách hàng. Điều này sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hòa đồng, bình đẳng để mọi nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với nhà hàng.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

2.5. Chế độ thưởng, phạt cho nhân viên hợp lý

Để nhân viên cố gắng hơn trong công việc thì cần phải xây dựng chế độ thưởng, phạt hợp lý. Người quản lý cần phải sắp xếp trả lương đúng hạn đã cam kết cho nhân viên hoặc có phần thưởng khuyến khích nhân viên phát huy năng lực khi hoàn thành tốt công việc được giao.

III. Các mô hình quản lý nhà hàng

Tham khảo thêm một số mô hình quản lý nhà hàng để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và cách quản lý nhà hàng hiệu quả:

3.1. Mô hình quản lý chuỗi nhà hàng

Quản lý một nhà hàng đã có rất nhiều vấn đề, nên quản lý chuỗi nhà hàng còn phức tạp hơn rất nhiều. Quản lý chuỗi nhà hàng hiệu quả sẽ bao gồm:

  • Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

  • Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

  • Kiểm soát quá trình hoạt động của nhà hàng.

  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng

3.2. Mô hình ERD quản lý bán hàng

Mô hình quản lý bán hàng ERD (Entity Relationship Diagram) là một sơ đồ minh họa các thực thể như người, đồ vật hay các khái niệm có liên quan đến nhau trong cùng một hệ thống, lĩnh vực nào đó. Trong một ERD cơ bản sẽ có các thực thể cụ thể, giữa chúng có các mối liên hệ với nhau trong các trường hợp khác nhau.

Sơ đồ mô hình ERD quản lý bán hàng

Việc ứng dụng mô hình ERD trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp đội ngũ quản lý kiểm soát được các hoạt động xảy ra và cần xử lý trong doanh nghiệp:

  • Những hoạt động trước bán hàng: Nhập hàng, sản xuất, xây dựng kế hoạch marketing,...

  • Những hoạt động trong bán hàng: Khuyến mãi, xúc tiến bán hàng,...

  • Những hoạt động sau bán hàng: Bảo hành, bảo trì, đổi trả sản phẩm lỗi,...

Thông qua các mối quan hệ của từng thực thể cùng những quy trình tương tác theo quy định tại từng doanh nghiệp, đội ngũ quản trị có thể xây dựng những phương án phù hợp để khắc phục rủi ro, phát triển thương hiệu cũng như đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Với những đặc điểm cần phải đạt được đối với mô hình quản lý nhà hàng kể trên. Việc thực hiện hết tất cả những điều này có thể là một khối công việc lớn. Ngoài cách thuê một quản lý giúp bạn điều hành các hoạt động này, bạn cũng có thể sử dụng POS365 để giảm áp lực kinh doanh và giúp quản lý công việc, hoạt động nhà hàng từ xa một cách hiệu quả nhất.