Câu chuyện kinh doanh

Thực phẩm sạch là là những loại thực phẩm “không chứa” các chất độc hại như thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, nhiễm bẩn từ môi trường. Sau dịch Covid-19, con người càng có ý thức hơn về bảo vệ sức khỏe cũng như thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh. Mở cửa hàng thực phẩm sạch ngày càng có nhiều tiềm năng để phát triển. 

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công

Trong bài viết này, POS365 hướng dẫn bạn:

  • Chọn sản phẩm sạch để bán trong cửa hàng

  • Hướng dẫn sắp xếp thực phẩm sạch trong tủ lạnh

  • Bí quyết tăng lợi nhuận cho cửa hàng “ít ai biết”

  • Chiến thuật tiếp thị đối với mô hình kinh doanh thực phẩm sạch

  • Tối ưu hóa chi phí cho cửa hàng của bạn.

Bài viết này khá dài và bao gồm nhiều bí quyết từ những kinh nghiệm thực chiến của các chủ cửa hàng. Trước khi tìm câu trả lời cho những hướng dẫn trên, hãy cùng nhau tìm hiểu”

I. Tại sao nên kinh doanh thực phẩm sạch?

“Bảo quản được nhiều thực phẩm lành mạnh có thể giúp việc kinh doanh của bạn trở nên tốt hơn!”.

Lợi ích khi mở cửa hàng kinh doanh

  • Sản phẩm mới hơn, đa dạng hơn giúp thu hút khách hàng

  • Thực phẩm sạch mang lại tỷ suất lợi nhuận cao

  • Cung cấp các sản phẩm sạch giúp bạn nổi bật hơn đối với các cửa hàng bán thực phẩm, tạp hóa khác. 

  • Con người càng có ý thức cao trong việc chọn thực phẩm, đồ ăn sạch. Từ đó, mở ra nhiều tiềm năng trong phát triển. 

  • Biết cách quản lý kho bằng những phần mềm quản lý hàng tồn kho giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí kinh doanh. 

kinh doanh thực phẩm sạch

Kinh doanh thực phẩm sạch

Lợi ích đối với cộng đồng

  • Sử dụng thực phẩm sạch giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh. 

  • Trẻ em cần thức ăn sạch để giúp phát triển khỏe mạnh. 

Xu hướng sử dụng các sản phẩm Healthy đang ngày càng phát triển trên nhiều quốc gia. Điều này đã thu hút các doanh nghiệp mới cung cấp cho người dùng những sản phẩm chất lượng, cam kết an toàn sức khỏe và tạo ra lợi nhuận.

mở cửa hàng thực phẩm sạch

Người dân ngày càng ưa chuộng các sản phẩm lành mạnh, an toàn

II. Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm sạch đang là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Bởi khách hàng không còn mua với tiêu chí rẻ nữa mà phải đảm bảo được chất lượng tốt hay không. Hãy tham khảo một số mô hình kinh doanh thực phẩm sạch nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng nhé!

1. Mô hình kinh doanh rau củ quả sạch

Rau củ quả là thực phẩm thiết yếu hàng ngày, vì thế mà lượng tiêu thụ sản phẩm vô cùng lớn. Trước tình trạng các loại rau củ quả bị phun thuốc trừ sâu, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì nhiều người đã lên ý tưởng kinh doanh các loại rau củ quả sạch và nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Vì vậy mà kinh doanh rau sạch có tiềm năng để phát triển kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao.

mô hình kinh doanh rau củ quả sạch

Mô hình kinh doanh rau củ quả sạch

2. Mô hình kinh doanh thịt lợn/bò sạch

Mở cửa hàng kinh doanh thịt lợn/bò sạch đang là sự lựa chọn của rất nhiều người hiện nay bởi tiềm năng và lợi nhuận mà nó mang lại trong tương lai là rất lớn. Lựa chọn nguồn thịt sạch, an toàn và đảm bảo là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn muốn mở một cửa hàng thịt sạch. 

Nếu bạn muốn bước chân vào lĩnh vực này thì bạn cần phải tìm được địa chỉ cung cấp nguyên vật liệu uy tín như liên kết với những trang trại nuôi lợn/bò lớn hoặc tự mình xây dựng một trang trại để có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng.

kinh doanh thịt bò lợn sạch

Mô hình kinh doanh thịt bò sạch

3. Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online

Xây dựng mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online thành công thì bạn phải tận dụng các nền tảng số hiệu quả để tiếp cận được với đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Những việc bạn nên làm là chạy quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, hay các kênh thương mại điện tử để gia tăng độ nhận biết. 

Muốn xây dựng thương hiệu riêng được lâu dài thì bạn nên thiết kế một website, thường xuyên chia sẻ các bài viết hữu ích liên quan đến sản phẩm, cũng như đăng đầy đủ các mặt hàng và giá cả để khách hàng tiện theo dõi. Kết hợp với việc xây dựng các chương trình khuyến mãi cùng với những chính sách ưu đãi dài hạn để thu hút được nhiều khách hàng hơn.

mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online

Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch online

III. Lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến người tiêu dùng cảm thấy vô cùng lo ngại. Nắm bắt được tâm lý đó của khách hàng mà nhiều người đã có ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu để kinh doanh hiệu quả thì hãy lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết theo kinh nghiệm của những người đi trước đã áp dụng thành công.

IV. Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì?

Muốn mở cửa hàng thực phẩm sạch cần phải chuẩn bị những gì để công việc kinh doanh trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Bỏ túi ngay những thông tin hữu ích mà POS365 cung cấp dưới đây nhé!

1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

Nhu cầu lựa chọn thực phẩm của con người ngày càng khắt khe hơn vì vậy mà ý tưởng kinh doanh thức ăn sạch, đảm bảo chất lượng ngày càng phát triển. Nếu bạn đang tìm địa điểm mở cửa hàng thì nên tập trung tại các khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại. Hoặc ở các khu đô thị lớn xa chợ, người dân có thu nhập cao.

Thông thường, mỗi cửa hàng có diện tích từ 35 - 50m2, lựa chọn ở vị trí có 2 mặt tiền thì càng tốt, vừa có nơi bày bán sản phẩm cho mọi người dễ thấy, lại vừa có không gian để xe của khách hàng.

lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thực phẩm sạch

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

2. Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần giấy tờ gì?

Trước khi mở cửa hàng thực phẩm sạch, bạn cần phải có các giấy tờ cần thiết sau đây:

  • Giấy phép kinh doanh

  • Giấy đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh.

  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh việc bắt buộc phải có các loại giấy tờ cần thiết thì bạn cũng phải đảm bảo vệ sinh quá trình thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường. 

3. Nguồn vốn đầu tư

Theo khảo sát trên thị trường thì số vốn để có thể mở được cửa hàng thực phẩm sạch thông thường sẽ dao động từ 80 đến 250 triệu đồng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn. Chi phí ban đầu bỏ ra sẽ bao gồm:

  • Chi phí thuê cửa hàng: Có thể lên đến 15 - 45 triệu đối với các khu vực đắc địa, trung tâm thành phố. Ở những vị trí ít người qua  lại hơn sẽ từ 6 - 10 triệu đồng. 

  • Chi phí nhập hàng: Đối với những thực phẩm tươi sống, không thể bảo quản được lâu nên mới đầu kinh doanh bạn không cần nhập quá nhiều hàng hóa. Chi phí nhập hàng rơi vào khoảng 10 - 20 triệu đồng.

  • Chi phí tuyển nhân viên: Mỗi cửa hàng chỉ cần từ 1 - 2 nhân viên giúp hỗ trợ quản lý cửa hàng với mức lương từ 8 – 12 triệu/ tháng.

  • Chi phí mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng dao động từ 30 - 45 triệu đồng.

  • Chi phí marketing cho cửa hàng,...

mở cửa hàng thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn

Nguồn vốn đầu tư cửa hàng

4. Những thực phẩm sạch cần có trong cửa hàng

Để trở thành một cửa hàng thực sự cần thiết đối với những khách hàng đang tìm kiếm các sản phẩm lành mạnh.

Chúng ta sẽ trải qua các bước: 

  • Chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe

  • Mua và xử lý sản phẩm tươi sống

  • Trưng bày sản phẩm

Chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe

  • Rau củ quả: Bao gồm các loại trái cây tươi và rau sạch

  • Sản phẩm từ sữa: Nhập nhiều hơn các sản phẩm không béo, tách béo hoặc 1% sữa ít béo (các loại sữa, sữa chua, pho mát). Nhập ít hơn các sản phẩm từ sữa nhưng giàu chất béo như bơ, kem.

  • Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm sạch không thể thiếu trong cửa hàng của bạn. 

  • Thịt, cá và trứng: Nhập nhiều các loại sản phẩm thịt sẫm màu (bít tết, thịt bò xay, ức gà,...). Nhập ít hơn các loại thịt chế biến sẵn như: thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, giăm bông. 

  • Đậu và hạt

  • Đồ ăn nhẹ: Nhập nhiều loại đồ ăn nhẹ với 100-200 calo/gói. Nhập ít hơn các loại đồ ăn nhẹ có >200 calo (ví dụ: khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt). 

  • Đồ uống: Nhập nhiều nước trái cây, đồ uống ít chất béo. Nhập ít hơn các loại soda, đồ uống có đường. 

lựa chọn thực phẩm sạch kinh doanh

Các loại sản phẩm lành mạnh, an toàn sức khỏe cần có trong cửa hàng

Mua và xử lý đồ tươi sống

Việc mua đủ và xử lý sản phẩm, đồ tươi sống đúng cách giúp giữ được chất dinh dưỡng và tránh thất thoát. 

Lưu ý khi mua:

  • Lập danh sách những loại trái cây, rau củ quả cho cửa hàng. 

  • Bắt đầu nhập hàng với lượng nhỏ để tìm hiểu những sản phẩm, hàng hóa bán tốt nhất

  • Thay đổi nhập hàng theo mùa và giá bán. Dựa vào phần mềm POS365, bạn dễ dàng nhập hàng và quản lý bán hàng hiệu quả hơn!

  • Mua trái cây và theo theo mùa tại địa phương bất cứ khi nào khả thi.

Xử lý đồ tươi sống:

  • Kiểm tra sản phẩm trước khi mua và đang có tại cửa hàng. Nếu có những vết dập nát, vết lõm hay đốm do hư hỏng, hãy bỏ đi. 

  • Hãy báo với nhà cung cấp nếu bạn gặp những lỗi hỏng khi nhập hàng.

  • Không mua rau, trái cây nếu có lõi bị đen hoặc trái cây bị mềm. 

  • Xem xét trên trái cây cam, quýt có bị nấm mốc không

  • Trái cây, rau có mùi tươi, tránh mùi hôi thối. 

Trưng bày sản phẩm

Việc trưng bày sản phẩm trên các kệ đóng vai trò quan trọng khi bán hàng. 

  • Đầu tiên, hãy trưng bày những thực phẩm cũ ở phía trước.

  • Xoay sản phẩm của bạn ở những vị trí tươi mới.

  • Khi trưng bày hoặc cuối ngày, kiểm tra lại và loại bỏ những thực phẩm hư hỏng.

Chú ý các điều sau khi trưng bày sản phẩm giúp bạn tăng doanh số bán hàng: 

  • Nếu có chuối, hãy đặt chuối lên trên đầu kệ giúp bán nhanh hơn

  • Giữ sản phẩm luôn tươi mới và đầy đặn

  • Để sản phẩm ở những kệ dưới ra phía trước để không bị che lấp

  • Để giá sản phẩm nơi khách hàng có thể nhìn thấy

  • Các sản phẩm bảo quản ngắn ngày nên để ở trên, các sản phẩm bảo quản được lâu hơn (như khoai tây, hành, tỏi,..) có thể sắp xếp ở phía dưới. 

  • Sử dụng ánh sáng giúp tăng thị giác và thu hút

  • Loại bỏ sản phẩm hư hỏng hàng ngày

  • Sử dụng giỏ để sắp xếp, phân chia và bảo vệ sản phẩm, nguyên liệu sạch. 

thiết kế cửa hàng thực phẩm sạch

Cách sắp xếp thực phẩm sạch lên kệ

5. Tìm nguồn cung cấp nguồn hàng uy tín, chất lượng

Để tìm được nguồn cung cấp hàng chất lượng thì bạn cần phải liên hệ với các vườn, trang trại nuôi trồng uy tín. Khi đã tìm hiểu kỹ càng thì bạn đặt vấn đề ký hợp đồng với họ để đảm bảo bạn được cung cấp hàng hóa độc quyền.

Muốn thu hút được nhiều khách hàng mới, cũng như giữ chân được khách hàng cũ thì sản phẩm bạn bán ra phải có gì khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, chất lượng và giá thành của sản phẩm chính là yếu tố quyết định cửa hàng của bạn có tồn tại và phát triển bền vững được hay không. Quá trình sơ chế, đóng gói và bảo quản cũng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy cần tìm các địa chỉ bán khay đựng, màng bọc, keo dán chất lượng uy tín.

6. Thiết kế và trang trí cửa hàng 

Thiết kế và trang trí cửa hàng ngăn nắp, đẹp mắt sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Gam màu thích hợp đối với cửa hàng thực phẩm sạch là màu trắng, xanh tạo cảm giác thân thiện. Nếu cửa hàng của bạn đã có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế thì nên treo ở các khu vực giúp khách hàng dễ dàng quan sát khi bước vào cửa hàng của bạn.

7. Thuê và đào tạo nhân viên cửa hàng

Thông thường mỗi cửa hàng sẽ thuê 1-2 bạn nhân viên để hỗ trợ bán hàng, trong đó sẽ tập trung vào đào tạo thái độ phục vụ khách sao cho chuyên nghiệp nhất. Bởi thời gian đầu tiên sẽ chú trọng vào việc khách hàng sẽ được hỗ trợ và quan tâm để tạo niềm tin và thói quen mua hàng. 

Khi cửa hàng đã bước vào ổn định thì bạn có thể giao lại cửa hàng cho nhân viên và quản lý từ xa bằng các phần mềm bán hàng. Chi phí thuê nhân viên sẽ dao động từ 8 - 12 triệu đồng/tháng tùy vào nhu cầu mà chủ cửa hàng cần hỗ trợ.

8. Chiến thuật tiếp thị đối với mô hình kinh doanh hoa quả sạch

Hãy áp dụng những chiến thuật tuyệt vời này để tăng trải nghiệm khách hàng!

8.1. Tiếp thị bên ngoài cửa hàng

Thu hút chú ý khi khách hàng đi ngang qua cửa hàng bằng cách: 

  • Đặt biển báo khung chữ A trên vỉa hè

  • Đặt các poster, biển quảng cáo trên mái nhà

  • Đặt bảng hiệu neon, tranh treo tường

tiếp thị khi mở cửa hàng thực phẩm sạch

Treo các biển quảng cáo bên ngoài cửa hàng

8.2. Tiếp thị bên trong cửa hàng

  • Yêu cầu khách hàng phản hồi, tìm hiểu những điều khách hàng yêu thích

  • Phát tờ rơi, phiếu giảm giá

  • Phục vụ nhanh chóng thông qua phần mềm bán hàng

  • Tích điểm khách hàng, lưu thông tin khách hàng

Mẹo chuyên nghiệp:

  • Cho khách hàng ăn thử trước khi mua thực phẩm, đặc biệt trong khung giờ cao điểm

  • Phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm, đi kèm phiếu giảm giá để thu hút khách hàng mua những sản phẩm mới.

marketing khi kinh doanh thực phẩm sạch

Cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển - Hà Nội

8.3. Tạo ra sự khác biệt

  • Quảng cáo thực phẩm sạch đặc biệt giúp tăng doanh số bán hàng

  • Cung cấp bữa sáng đặc biệt đến 11h sáng (Ví dụ: Mua đồ ăn sáng và nhận nước trái cây hay hoa quả gọt sẵn miễn phí).

  • Cung cấp bữa trưa đặc biệt từ 11h trưa - 3h chiều. (Ví dụ: Tặng kèm bánh sandwich hoặc nước trái cây lành mạnh).

8.4. Nói chuyện với khách hàng

  • Tương tác, nói chuyện với khách hàng đang mua sắm tại cửa hàng. Nó giúp tăng trải nghiệm cá nhân khi mua sắm

  • Nói “cảm ơn” khi hoàn tất giao dịch.

kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

Trao đổi, hướng dẫn khách hàng chọn mua sản phẩm

8.5. Theo dõi thông tin

  • Giữ lại những ý kiến, phản hồi của khách hàng

  • Tích điểm cho khách hàng

  • Ghi chép thông tin mua hàng, thông tin của khách để thực hiện các chiến dịch tiếp thị về sau. 

8.6. Tái chế, tái sử dụng

  • Hỏi khách hàng xem họ có muốn mua túi để mua hàng không

  • Sử dụng ít túi giúp giảm chi phí rác thải

  • Tái sử dụng vật liệu đóng gói như bìa các tông, xốp, giấy

Mẹo chuyên nghiệp: Gửi thông điệp tích cực đến cộng đồng mua hàng bằng cách bỏ thuốc lá từ những POSM quảng cáo bên ngoài cửa hàng.

cách kinh doanh thực phẩm sạch

Sử dụng túi đựng nhiều lần giúp bảo vệ môi trường

V. Mẹo bảo quản thực phẩm sạch trong tủ lạnh

Đối với các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh là điều quan trọng. Đa phần, nó chứa các loại đồ ăn nhẹ, đồ uống và sản phẩm tươi sống. Một tủ lạnh hấp dẫn sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng doanh số. 

1. Nên để gì trong tủ mát?

  • Nước

  • Đồ uống trái cây

  • Các loại đồ uống không béo, tách béo hoặc 1% từ sữa

  • Phô mai sợi ít béo

  • Rau xanh (rau diếp,...)

  • Salad trái cây, xà lách, dưa chuột, cà rốt,...

  • Táo, cam

2. Cách sắp xếp thực phẩm sạch trong tủ lạnh

  • Đặt các loại đồ uống, salad, trái cây và sữa chua ở những ngăn đầu.

  • Hoa quả nên được để ở giữa những ngăn tủ làm mát

  • Những sản phẩm có trọng lượng, kích thước lớn đặt ở cuối kệ tủ lạnh. 

  • Thêm nhãn dán giá tiền cho sản phẩm.

Mẹo chuyên nghiệp: 

Một số mặt hàng như táo, lê, cam, quýt có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Việc này có thể rút ngắn thời gian sử dụng của chúng, nếu bạn muốn trưng bày ở ngoài vào ban ngày, hãy chú ý bảo quản lạnh chúng vào ban đêm.

cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh

Cách trưng bày sản phẩm trong tủ lạnh hiệu quả

Etylen là gì? Tại sao bạn phải quan tâm đến Etylen khi bảo quản thực phẩm sạch?

Etylen là chất khí do những loại rau, quả thoát ra khiến nó chín nhanh hơn. Nếu bạn không biết bảo quản có thể khiến nó bị chín và phân hủy nhanh hơn. 

Vậy giải pháp là gì? Không để trái cây và rau trong túi hay hộp đựng chứa khí. Điều này có thể khiến sản phẩm chín nhanh hơn. (Ví dụ: Không bảo quản chuối và táo ở cạnh nhau). 

  • Các hoa quả tiết nhạy cảm với Etylen: Táo, măng tây, bơ, bông cải xanh, chuối, dưa lưới, cà tím, dưa chuột, nho, chanh, rau diếp, đào, hành lá, lê, bí đao, khoai lang, dưa hấu,..

  • Các loại hoa quả tiết ra nhiều Etylen: Táo, bơ, chuối, đài, lê, ớt, cà chua, dưa lưới.

  • Các loại củ quả tiết ít Etylen nhưng nhạy cảm với Etylen: Đậu, việt quất, tỏi, bưởi, hành khô, cam, dứa, khoai tây, mâm xôi, dâu tây,...

VI. Bí quyết tăng lợi nhuận “ít ai biết” khi kinh doanh thực phẩm sạch

Tăng lợi nhuận bằng cách biến nông sản thành thực phẩm ăn liền! Giá thành các sản phẩm được chế biến sẵn và đựng trong hộp sẽ cao hơn các loại thực phẩm chưa được chế biến. 

Chế biến thức ăn nhanh lành mạnh:

  • Cắt, gọt trái cây vào hộp đựng như: nho, xoài, táo, dưa vàng, dưa hấu, ổi.

  • Làm hỗn hợp salad trái cây.

Sinh tố: Xay trái cây sạch thành thức uống ngon, lành mạnh.

Combo món ăn sơ chế sẵn:

  • Nộm đu đủ: bao gồm đu đủ gọt sẵn, nước trộn, lạc, cà rốt, rau trang trí.

  • Canh thịt khoai: Khoai cắt sẵn, Xương, cà chua, hành lá,...

  • Cá sốt cà chua: Cá đã làm sạch, thì là, hành, gừng, cà chua.

cách tăng lợi nhuận khi kinh doanh thực phẩm sạch

Các món ăn chế biến sẵn

Làm cách này giúp bạn tiết kiệm và chế biến những sản phẩm có nguy cơ hỏng. Các sản phẩm phải được rửa sạch sẽ trước khi sơ chế. Nó được để trong hộp sạch sẽ và ghi tem nhãn, hạn sử dụng, giá tiền. 

Cách định giá sản phẩm

Bằng cách tính giá bán, giá vốn hàng bán và giá nhập giúp bạn lên giá bán được hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên trang bị cho cửa hàng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất, nó giúp bạn:

  • Kiểm soát các mặt hàng

  • Báo cáo hạn sử dụng

  • Bán hàng nhanh chóng

  • Tích điểm khách hàng

  • Xem báo cáo doanh thu hàng ngày

  • Biết được mặt hàng bán chạy

  • Chạy chương trình khuyến mãi

  • Nhập hàng, quản lý nhà cung cấp

  • …..

phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm sạch

Phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm sạch POS365

Tham khảo thêm: Phần mềm giúp quản lý chuỗi cửa hàng từ xa đáng sở hữu nhất

Tổng kết: 

Để kinh doanh cửa hàng bán sản phẩm sạch, các bạn cần chú ý về loại sản phẩm khi nhập hàng. Ngoài ra, hãy chú ý về cách bảo quản, sử dụng các chiến lược kinh doanh tiếp thị và áp dụng bí quyết giúp tăng doanh thu thông qua việc chế biến sẵn. 

Mở cửa hàng sản phẩm sạch mang đến nhiều tiềm năng và thu về lợi nhuận. Với những chiến thuật và thông tin vô cùng hữu ích này, chúc các bạn sẽ lên kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch thành công!