Câu chuyện kinh doanh

Cùng với sự xuất hiện của nhiều phương thức tiếp thị trực tuyến mới, chúng ta cũng thấy các thuật ngữ hoàn toàn mới xuất hiện. So với Influencer đã quá quen thuộc, “KOL” có lẽ có ít người biết hơn một chút. 

KOL là gì? So sánh với Influencer? Chiến lược tiếp thị qua KOLs

Để phân biệt 2 khái niệm này và tránh sự nhầm lẫn, trong bài viết này, POS365 trả lời các câu hỏi:

  • KOLs là gì?

  • Lợi ích của nó trong tiếp thị online

  • So sánh với Influencer

  • Chiến lược tiếp thị KOLs cho doanh nghiệp

Nào, hãy bắt đầu tìm hiểu ngay thôi!

I. KOL là gì? 

KOL là viết tắt của Key Opinion Leader (còn được gọi là KOLs), đây là những người có chuyên môn về một chủ đề nhất định và ý kiến của họ được nhiều người tôn trọng. Điều này có được là nhờ vào sự uy tín và danh tiếng mà họ đã xây dựng cho mình. 

Về mặt đó, những người này có giá trị lớn để các doanh nghiệp lớn nhỏ thực hiện các chiến dịch tiếp thị phù hợp. Nói cách khác, KOL chính là chìa khóa phù hợp giúp các doanh nghiệp tạo ra tác động lan truyền tối ưu. Trong nhiều trường hợp, nó thúc đẩy chuyển đổi với tỷ lệ tương tác cao hơn 60%.

kol là gì

Định nghĩa Key Opinion Leader

Công việc của KOL là gì?

Đa phần, họ thường làm những nghề như:

  • Blogger

  • Người nổi tiếng: các ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, vận động viên, ngôi sao chương trình truyền hình, streamer, vlogger,...

  • Người ảnh hưởng trên Instagram, Facebook

  • Người sáng tạo nội dung trên Youtuber, Tik Toker

  • Doanh nhân

  • Tác giả

  • Nhạc sĩ

Ngoài KOL, chúng ta có lẽ đã quen với thuật ngữ Influencer trong tiếp thị. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những sự khác nhau và khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Phần dưới, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về so sánh 2 loại này. Còn phần tiếp theo, hãy cùng nhau xem những điều mà KOL mang lại trong Marketing online.

nghề nghiệp của kol

Nghề nghiệp, công việc của các KOLs

II. Lợi ích của KOLs trong tiếp thị

Có 3 lợi ích chính của nó khi thực hiện chiến lược tiếp thị của bạn. Hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết về những điều đó.

2.1. KOL giúp doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Mặc dù chiến dịch của bạn là tăng nhận diện thương hiệu hay thu hút khách hàng tiềm năng. KOL là người giúp bạn nhanh chóng xác định, tiếp cận đúng với đối tượng mục tiêu của bạn.

Về cơ bản, những KOL trước đó đã dành nhiều thời gian để tiếp cận, thu hút và tương tác với tệp khách hàng cụ thể. Và cộng đồng đó đã phát triển, vẫn tương tác với mức độ tăng từng ngày. Chính vì vậy, khi thực hiện các chiến dịch tiếp thị, KOL mở ra cơ hội giúp bạn tiếp cận với đối tượng khách hàng một cách chính xác. 

Ví dụ: Bạn đang bán mỹ phẩm làm đẹp da. Bạn có thể liên hệ với những KOLs chuyên review về mỹ phẩm, hoặc những chuyên gia makeup và nhờ họ quảng bá cho sản phẩm của mình thông qua các khóa làm đẹp, các video dạy làm đẹp online, TVC quảng cáo mỹ phẩm.

kol mỹ phẩm

Tiếp thị KOL trong lĩnh vực mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp

2.2. KOLs tạo ra doanh số bán hàng

Nhờ việc nâng cao nhận thức và thu hút người xem chú ý đến sản phẩm của bạn, điều này giúp làm tăng doanh số bán hàng. 

Theo thống kê, có khoảng 82% người tiêu dùng có khả năng mua hàng từ những lời giới thiệu của người có ảnh hưởng. Do đó, việc tiếp thị qua KOL có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể lên ý tưởng liên kết với người có ảnh hưởng và chia phần trăm sau mỗi sản phẩm/dịch vụ bán được. 

kols

Tăng doanh số bán hàng qua sự uy tín, mức độ tin cậy

2.3. Tăng phạm vi tiếp cận

Nếu như bạn không có ngân sách nhiều cho việc tiếp thị qua quảng cáo, bạn khó có thể tiếp cận đến nhiều người. Ngoài ra, quảng cáo truyền thống không cho phép doanh nghiệp nhắm đến nhóm người cụ thể. 

KOL giúp tác động đến những người theo dõi của họ, những người quan tâm đến chủ đề của họ. Và điều này giúp các doanh nghiệp tận dụng điều đó, tăng phạm vi tiếp cận một cách chính xác và có độ tin cậy cao. 

Hơn nữa, bạn có thể cộng tác với các KOL trên những nền tảng Social khác nhau như Youtube, Instagram, Facebook,... Hợp tác với Key Opinion Leader thường rẻ hơn, nhanh hơn và có thể đem lại hiệu quả hơn so với các phương pháp tiếp thị truyền thống. 

kol

Tăng phạm vi tiếp cận với đúng tệp khách hàng

III. So sánh Influencer và KOLs

Vì cả Influencer và các KOLs đều hợp tác với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Điều quan trọng là bạn cần biết 2 khái niệm này để sử dụng cho phù hợp. 

3.1. Phạm vi phủ sóng

Về khách quan, các KOL có phạm vi phủ sóng lớn như các Influencer và có lượng follows đông đảo.

Sự khác biệt là đa phần các Influencer có nguồn gốc từ các nền tảng xã hội. Mặt khác, các KOLs có các nghề, công việc song song, chẳng hạn như doanh nhân, nhà văn, nhà báo,.... 

Tất nhiên, các KOL cũng có thể xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, website, blog hay youtube. Nhưng đó không phải là phương tiện giao tiếp chính của họ và họ cũng không cần phải đăng bài viết thường xuyên. 

KOL thường có xu hướng giới thiệu những sản phẩm/dịch vụ liên quan đến ngành nghề, chủ đề của họ để đổi lấy một khoản thù lao, thưởng. 

phạm vi phủ sóng của kol

So sánh phạm vi phủ sóng

3.2. Mức độ ảnh hưởng

Đối với Influencer, đa phần dành nhiều thời gian trên mạng xã hội. Trong khi KOL đa phần dành nhiều thời gian vào chuyên môn của bản thân. 

so sánh kol và influencer

So sánh mức độ ảnh hưởng đối với thị trường ngách

Về sức ảnh hưởng, Influencer có cộng đồng người theo dõi và họ sẽ giới thiệu những sản phẩm/dịch vụ cho những người theo dõi của họ. Mặc khác, KOLs thường không kiếm sống bằng những hành động này và coi nó như bổ sung cho cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ chuyển đổi của các KOL thường cao hơn nếu bạn đánh đúng vào lĩnh vực, chuyên môn. 

Nói chung, mỗi khái niệm đều có những chuyên môn, thế mạnh khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu và nhãn hàng để lựa chọn một trong 2 loại này.

Influencer KOL
  • Được nhiều người quan tâm, theo dõi

  • Nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội

  • Nghề nghiệp: Thường trong lĩnh vực giải trí

  • Có kiến thức chuyên môn về chủ đề cụ thể

  • Tiếng nói có sự uy tín và giá trị tham khảo mạnh mẽ hơn

  • Không nhất thiết phải hoạt động nhiều trên mạng xã hội

  • Công việc gắn liền với lĩnh vực hay sản phẩm đặc trưng

Xem thêm: Influencer là gì? 8 bước tiếp thị qua người có ảnh hưởng

IV. Chiến lược tiếp thị KOLs hiệu quả cho doanh nghiệp 

Khi đã xác định được nhân khẩu học, nền tảng mạng xã hội phù hợp để thực hiện chiến dịch của mình, bước tiếp theo là lựa chọn KOL cho thương hiệu của bạn. Nhìn chung, cũng giống với kế hoạch khi tiếp thị Influencer Marketing, dưới đây kế hoạch tiếp thị với KOLs. 

4.1. Tìm KOLs phù hợp

Hãy xem thị trường mục tiêu của bạn đang theo dõi người nổi tiếng nào. Sau đó, lựa chọn cần phải kỹ lưỡng về tính cách, cách làm việc, cách người đó tương tác với những người hâm mộ của mình. 

Xét chung, KOL đại diện cho thương hiệu, nhãn hàng của bạn. Vì vậy, lựa chọn người đứng ra đại diện phù hợp là vô cùng quan trọng. 

Một số yếu tố cần lưu ý khi chọn:

  • Chứng minh lượng người theo dõi là thật, không phải ảo.

  • Xem mức độ tương tác của KOL trên các bài đăng của họ: Chú ý về các comment, điều này cho thấy chất lượng khi tương tác. Ngoài ra, bạn nên xem cách mà những người theo dõi đó đang phản hồi với thái độ như thế nào: yêu, thích, phẫn nộ, thái độ khó chịu,...

  • Phù hợp với thương hiệu về bối cảnh, phong cách làm việc trong cuộc sống.

Đặc biệt, khi xem xét những yếu tố trên, bạn cần lựa chọn số lượng bài đăng trên 10 bài trở lại đây hoặc xem trong 3 tháng gần đây nhất để có cái nhìn khách quan hơn.  

cách chọn kols

Chọn lựa KOLs phù hợp với doanh nghiệp

4.2. Tiếp cận KOL với đề nghị rõ ràng

Sự rõ ràng là điều quan trọng trong bất cứ những đề xuất hợp tác nào. Khi bạn tiếp cận, liên hệ với các KOLs tiềm năng, hãy cung cấp cho họ một bản tóm tắt kỹ lưỡng nhưng súc tích về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Ngoài ra, bạn nên cung cấp cho họ thấy những phần thưởng hay lợi ích của KOL khi hợp tác với bạn. Hãy nói rõ ràng những ý định và các vấn đề này để tránh lãng phí thời gian của cả 2 bên. 

Mẹo chuyên nghiệp: Hãy tạo ưu đãi, khuyến mãi có liên quan đến các KOL và người theo dõi họ trước khi hợp tác. 

Ví dụ: Nếu bạn đưa sản phẩm giới thiệu đồ ăn vặt hay đồ uống có đường cho những KOL quan tâm đến sức khỏe. Điều này có thể khiến họ từ chối hợp tác với bạn. 

Vì vậy, bạn cần xem xét sở thích của KOLs trước khi liên hệ với họ. 

trao đổi với kol

Nói chuyện, trao đổi với các KOLs

4.3. Ký thỏa thuận

Soạn các điều khoản mà bạn và KOL đã làm việc và đồng ý vào một văn bản chính thức. Thỏa thuận này trình bày những vấn đề, yêu cầu của 2 bên đưa ra. Có ràng buộc pháp lý giúp hai bên cùng làm việc một cách chuyên nghiệp và đạt được đúng với những thỏa thuận đã đưa ra trước đó. 

ký thỏa thuận hợp đồng với kols

Ký thỏa thuận hợp đồng

4.4. Đưa ra kỳ vọng

Hãy đưa ra một kế hoạch chi tiết về nội dung đối với thương hiệu của bạn. Một bản kế hoạch này bao gồm các mục như:

  • Tổng quan về dự án

  • Phân loại những sản phẩm có thể phân phối

  • Tài sản thương hiệu

  • Thời hạn đáp ứng

  • Yêu cầu nội dung khác như bản sắc thương hiệu, văn phong,...

kỳ vọng nỗ lực tiếp thị kol

Đưa ra những kỳ vọng

4.5. Xem lại nội dung trước khi xuất bản

Hãy yêu cầu được kiểm tra nội dung của các KOl trước khi họ xuất bản. Đây là bước quan trọng không nên bỏ qua, vì nó giúp bạn xác minh xem nội dung đó có phù hợp với thương hiệu, mục tiêu chiến dịch của bạn đề ra hay không.

Nếu bản nội dung dó có vấn đề, hãy chỉnh sửa và trao đổi lại rõ ràng với các KOLs.

nội dung đăng bài kol

Theo dõi lại bài viết, nội dung quảng bá thương hiệu/sản phẩm trước khi xuất bản

4.6. Đo lường kết quả

Sau khi nội dung được xuất bản, hãy theo dõi và lên kế hoạch đánh giá về mức độ thành công của chiến dịch. Điều này giúp bạn thu thập thông tin khách hàng, biết được những điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện trong những chiến dịch tiếp theo. 

Đo lường kết quả thông qua:

  • Lượng người tương tác với bài đăng qua like, chia sẻ, bình luận, gắn thẻ,....

  • Lượng người mua sản phẩm chuyển đổi thông qua link bài viết mà KOL đăng

  • Lượng người truy cập vào website của bạn kể từ khi đăng bài

  • Lượng tương tác với doanh nghiệp của bạn trên các nền tảng mạng xã hội tương ứng. 

đo lường kết quả kols

Đo lường kết quả, ưu - nhược điểm sau chiến dịch tiếp thị

Kết luận:

Tiếp thị KOLs có thể là chiến lược mạnh mẽ, hiệu quả nếu được lập kế hoạch và thực hiện đúng. Các thương hiệu có thể sử dụng chiến lược này nhằm nâng cao nhận thức thương hiệu, tăng doanh thu bán hàng hay thu thập tệp khách hàng mới. Các KOLs cũng có những thị trường ngách cụ thể, vì vậy các doanh nghiệp cần chú ý sao cho phù hợp với mục tiêu của mình. 

Cuối cùng, với những hướng dẫn trong bài viết này, mong rằng nó sẽ hữu ích với chiến dịch tiếp thị KOLs Marketing sắp tới của bạn.