Câu chuyện kinh doanh

Mô hình kinh doanh bắt đầu với việc mở một quán ăn nhẹ hoặc nhượng quyền kinh doanh có nhiều những hiệu quả được các chủ sở hữu thực hiện ngày nay. Tuy nhiên, trước khi mở quán ăn vặt cần phải chuẩn bị những gì là câu hỏi mà bất cứ ai cũng cần những câu trả lời.

Nguồn vốn, địa điểm thuê mặt bằng, nhân viên phục vụ, các trang thiết bị,... là những tiêu chí cần thiết phải có để bắt đầu kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này để có thể tự tin chuẩn bị một cách hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh đồ ăn vặt nhé.

Kinh nghiệm mở quán ăn vặt hiệu quả giúp đạt doanh thu cao

I. Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

Xu hướng kinh doanh quán ăn vặt ngày càng phát triển, đa dạng với nhiều loại đồ ăn, thức uống hấp dẫn mà giá thành lại vô cùng hợp lý. Hơn nữa, mô hình kinh doanh này còn đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Vậy mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn? Đừng bỏ qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây nhé!

1.1. Chi phí thuê địa điểm mở quán ăn

Ở các thành phố lớn, tùy vào từng khu vực và địa điểm thì mức giá thuê trung bình các quán ăn sẽ dao động từ 3-50 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn thuê mặt bằng ở nông thôn giá sẽ rẻ hơn. 

Chi phí thuê địa điểm mở quán ăn

Đối với những bạn trẻ đang bị hạn hẹp về kinh phí thì không nên chọn thuê các vị trí mặt tiền tốn kém. Bạn có thể thuê trong các ngõ nhỏ cho rẻ hơn, kết hợp đẩy mạnh kênh bán hàng online để tìm kiếm khách hàng và tăng sự nhận diện thương hiệu. 

Xem thêm: Mở quán ăn vặt ở quê cần những gì?

1.2. Vốn đầu tư mua nguyên vật liệu

Mô hình kinh doanh quán ăn vặt khá đa dạng, mỗi quán sẽ phục vụ các loại đồ ăn khác nhau nên chi phí mua nguyên vật liệu cũng khác nhau. Chẳng hạn như quán ăn sáng sẽ bán các mặt hàng như xôi, bánh bao, bánh mì, bún, phở, mì tôm,... Nếu phục vụ cả bữa trưa hoặc tối thì có thêm cơm hoặc những đồ ăn khác kèm theo. Một số quán ăn vặt khác thì chuyên bán xúc xích, nem chua rán, chè, tôm chiên, mực chiên, cá viên chiên,... Chính vì vậy mà chi phí mở quán ăn theo từng mô hình kinh doanh sẽ khác nhau.

Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư mua nguyên vật liệu

Nếu bạn có số vốn lớn thì có thể lên kế hoạch mở quán với thực đơn đồ ăn, thức uống phong phú, đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. 

Lưu ý: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng đồ ăn tốt nhất, bạn nên nhập nguyên vật liệu khoảng hai ngày một lần, với số lượng vừa đủ (dựa trên sức bán ra của quán). Với các nguyên liệu đồ khô có thể bảo quản lâu thì nên nhập số lượng nhiều để được giá tốt nhất.

1.3. Chi phí mua dụng cụ chế biến, phục vụ, trang trí món ăn

Dụng cụ chế biến món ăn sẽ bao gồm dụng cụ nấu nướng (xoong nồi, bếp chế biến, dao, chảo,...), các đồ dùng khác phục vụ cho việc ăn uống như bàn ghế quán ăn vặt, bát đĩa, ly chén, điều hòa, quạt,..). Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp trang trí quán ăn sao cho bắt mắt để thu hút được nhiều khách hàng như làm biển hiệu cho quán, thiết kế treo tranh ảnh, giấy dán tường, đèn trang trí,... Chi phí đầu tư mua dụng cụ chế biến, phục vụ và trang trí sẽ dao động khoảng 3-20 triệu đồng. Tuy nhiên, tùy vào quy mô quán mà chủ cửa hàng sẽ cân đối bỏ ra mức mức chi phí hợp lý.

Chi phí mua dụng cụ chế biến đồ ăn, trang trí quán

1.4. Chi phí thuê nhân viên chạy bàn

Để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên chạy bàn thì bạn có thể tận dụng nguồn lao động sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Nếu quy mô quán nhỏ thì trung bình chỉ cần 2 nhân viên chạy bàn là có thể đáp ứng được nhu cầu. Mức thuê nhân viên chạy bàn sẽ dao động khoảng 2-3 triệu đồng/tháng/người. Những quán ăn có quy mô lớn hơn thì chi phí thuê nhân viên sẽ lớn hơn bao gồm đầu bếp, nhân viên thanh toán, nhân viên chạy bàn, bảo vệ trông xe,... Chi phí cho phần này dao động khoảng 10 – 50 triệu đồng/tháng.

II. Muốn mở một quán ăn vặt cần chuẩn bị những gì?

Mở quán ăn vặt cần chuẩn bị những gì để gây ấn tượng và giữ chân khách hàng lâu dài? Hãy bỏ túi ngay những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây nhé!

2.1. Xây dựng thực đơn phong phú, hấp dẫn

Thực đơn phong phú, đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn mà không hề cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ sở thích của nhóm đối tượng mà bạn đang hướng đến để xây dựng được menu đồ ăn hợp lý nhất.

Xây dựng thực đơn phong phú, hấp dẫn

Một số đồ ăn vặt mà người Việt Nam rất thích như các loại đồ chiên, khoai tây chiên, nem rán, nem nướng, bánh cuốn, thịt xiên, khoai lang, xúc xích, trứng gà rán ngải cứu, trứng gà nướng, trứng vịt lộn, bò lá lốt… Ngoài ra bạn cũng có thể đa dạng menu đồ ăn của cửa hàng bằng cách thêm các món uống vào thực đơn. Vừa ăn vừa uống chính là combo tạo ra được lợi nhuận tối đa. 

2.2. Định giá hợp lý

Đưa ra mức giá phù hợp sẽ thu hút được lượng khách lớn đến quán. Bạn có thể tham khảo mức giá của các bên đối thủ cạnh tranh để định giá được các món ăn. Nếu bán đắt quá thì ít người mua, còn bán rẻ quá thì không có lãi. Vì vậy, bạn phải nghiên cứu thật kỹ để đưa ra mức giá hợp lý với nhu cầu của khách hàng.

2.3. Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là cách giúp bạn xây dựng được thương hiệu hiệu quả. Khi khách hàng đã có ấn tượng tốt với cửa hàng của bạn, sẽ tiếp tục giới thiệu thêm cho nhiều bạn bè, người thân đến ăn cùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải dọn dẹp, giữ vệ sinh sạch sẽ tại cửa hàng. Các dụng cụ dùng để đựng và gắp đồ ăn cũng phải đảm bảo vệ sinh. Khi đó khách hàng mới cảm thấy thoải mái và có lý do để họ tiếp tục quay lại vào lần sau. 

Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

2.4. Mở quán ăn vặt cần mua những thiết bị, đồ dùng gì?

Thiết bị nhà bếp là một chi phí đáng kể cho các nhà hàng, và tương tự cho những quán bán đồ ăn vặt hay đồ ăn nhanh.

  • Nồi chiên: Mở quán ăn vặt cần chuẩn bị những gì?  Có lẽ được biết đến nhiều nhất với các món chiên. Do đó, bếp chiên chiếm vị trí cao trong danh sách các thiết bị cần thiết cho mô hình kinh doanh này. Xúc xích chiên, khoai tây chiên, gà chiên, cá viên chiên….. là những loại thực phẩm chiên phổ biến nhất . Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng không thể chiên rán những thứ như kem, chuối, bột bánh… 

Nồi chiên là vật dụng không thể thiếu

  • Vỉ nướng: Cho dù bạn đang nấu bánh mì kẹp thịt, trứng, xúc xích, bánh kếp, bít tết, thịt gà hoặc cá, một vỉ nướng đều quan trọng để đảm nhận công việc nấu nướng. 

Bạn có thể mua vỉ nướng ép bánh mì, hoặc nếu muốn tạo cho đồ ăn những hình vân hoa đặc biệt, bạn có thể sử dụng vỉ nướng than hồng…

Vỉ nướng đồ ăn tiện lợi

  • Tủ làm lạnh: Thực phẩm của bạn cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh để đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh thối hỏng. Đó chính là lý do mà mở quán ăn vặt cần mua những gì không thể thiếu những chiếc tủ làm lạnh. Tủ lạnh cửa kính cung cấp cái nhìn bao quát tốt hơn, trong khi các loại tủ lạnh có cửa rắn hơn lại mang đến tính năng giữ nhiệt cao hơn. Tùy vào nhu cầu, lượng thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn chúng sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể sắm cả hai loại, một loại cửa kính để khách hàng có thể nhìn thấy và mua chúng. Một loại chuyên để đựng những thực phẩm đông lạnh dành cho nhà bếp. 

Tủ lạnh dùng để cất giữ đồ ăn

  • Máy hút mùi: Một máy hút mùi trong nhà bếp là điều bắt buộc cho sự an toàn của bạn và nhân viên nhà bếp. Đặc biệt, đây là thiết bị quan trọng khi mở quán đồ ăn vặt cần những gì. Máy hút mùi giúp loại bỏ không khí, khói và dầu mỡ không mong muốn trong nhà bếp của bạn. Quá trình này giữ cho không khí nhà bếp của bạn trong lành và quan trọng hơn là giảm nguy cơ hỏa hoạn. Nếu bạn đang mở quán ăn vặt nhỏ, một hệ thống máy hút mùi có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn. 

Máy hút mùi

  • Bàn chuẩn bị đồ: Trước khi nấu bữa ăn, bạn sẽ phải chuẩn bị bữa ăn. Bàn làm việc bằng thép không gỉ là phổ biến cho độ bền được những chủ cửa hàng lựa chọn. 

  • Bồn rửa: Duy trì môi trường vệ sinh không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của nhân viên và khách hàng của bạn mà còn là luật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là lý do tại sao bồn rửa là điều không thể thiếu khi mở quán ăn vặt cần mua những gì. Bồn rửa có nhiều ngăn (từ 1 - 4 ngăn). Bồn rửa để nấu đồ ăn phù hợp thuận tiện với mặt bàn, trong khi bồn rửa tay có thể được gắn vào tường. Loại bồn bạn cần sẽ chủ yếu phụ thuộc vào cách bố trí nhà bếp của bạn, vì vậy tốt nhất bạn nên biết thiết kế của mình trước khi chọn bồn rửa. 

Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị

  • Kệ đựng đồ: Bạn sẽ cần không gian để lưu trữ. Kệ sẽ giúp bạn có được giải pháp nhỏ gọn và giúp nhà bếp được gọn gàng. Kệ treo tường có thể được gắn vào tường và phù hợp với nhà bếp không có không gian nhỏ.

2.5. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Trước khi đi đến những thiết bị cần thiết để mở cửa hàng của bạn. Việc quản lý là điều quan trọng mà bạn cần thực hiện ngay từ ban đầu để có thể thực hiện  khâu quản lý được trơn tru và hiệu quả hơn. 

Sử dụng phần mềm quản lý đa kênh POS365 giúp cho việc quản lý được dễ dàng. Hệ thống những tính năng cao cấp, từ những thao tác thanh toán nhanh chóng, đến số liệu được thống kê hàng ngày với từng doanh số của cửa hàng. 

Phần mềm POS365 tích hợp với nhiều thiết bị như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để chủ cửa hàng có thể kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho, hạn sử dụng của đồ ăn vặt, nhanh chóng tính được những phương án cần thiết và hiệu quả nhất khi mở quán ăn vặt cần mua những gì.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365

Đặc biệt đối với những quầy bán đồ ăn vặt, việc báo bếp chế biến có thể gặp khó khăn khi lượng hàng order khá nhiều. Và giải pháp của POS365 giúp cho chủ cửa hàng đó chính là hệ thống báo đơn hàng trực tiếp đến bếp mà không cần nhân viên phải di chuyển để thông báo. Điều này giúp cho nhà bếp tiếp nhận thông tin đơn hàng, thực  hiện chúng  và chuyển tới khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác  nhất.

Sẽ rất khó khăn và tiếc nếu như bạn không sở hữu cho mình phần mềm quản lý bán hàng POS365. Chỉ với 3.000 đồng/1 ngày để bạn có thể dùng POS365 trên rất nhiều những thiết bị, quản lý từ xa và có thể lưu trữ miễn phí các thông tin, dữ liệu trên điện toán đám mây. 

Xem chi tiết POS365 tại: https://www.pos365.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang

III. Xác định đối tượng khách hàng

Bước xác định đối tượng khách hàng là vô cùng quan trọng. Biết được nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng như nào thì bạn mới có thể chế biến được những món ăn phù hợp.

  • Nhóm khách hàng từ 10-15 tuổi: Đây là độ tuổi học sinh, có sở thích những món ăn mềm, ít cay và màu sắc bắt mắt, hấp dẫn. Để thu hút nhóm đối tượng này bạn có thể thu hút sự quan tâm của họ bằng những đồ tặng kèm ngay tại quán. 

  • Nhóm khách hàng từ 15 đến 25 tuổi: Độ tuổi học sinh cấp 3, sinh viên và nhân viên văn phòng. Họ có sở thích là các món giòn, đậm đà và đa dạng hương vị hơn. Nhóm đối tượng này thường hay tụ tập gặp gỡ, đi chung với nhau, nên ngoài bán đồ ăn vặt bạn có thể bán kèm thêm các loại thức uống.

IV. Xây dựng và duy trì thương hiệu cho quán

Khi quán ăn của bạn đã thu hút được một lượng khách hàng lớn thì bước tiếp theo bạn phải xây dựng và duy trì thương hiệu cho quán, để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. 

4.1. Xây dựng chiến lược marketing

Khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào thì lên kế hoạch marketing là việc làm vô cùng quan trọng. Đồ ăn vặt sẽ phục vụ chủ yếu vào đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng. Sở thích của họ là lướt mạng xã hội và hay tụ tập bạn bè dạo phố nên việc phát tờ rơi, treo băng rôn tại cổng trường, khu vui chơi, công viên, các địa điểm gần tòa nhà văn phòng là cách quảng cáo tiết kiệm chi phí mà lại vô cùng hiệu quả.

Xây dựng chiến lược marketing cho quán ăn vặt

Sau một thời gian hoạt động, cửa hàng đã có một lượng khách nhất định thì nên đẩy mạnh marketing online như chạy quảng cáo Fanpage Facebook, Google Ads để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như tham gia vào các group bán đồ ăn để đăng bán hàng mà không phải mất chi phí quảng cáo. 

4.2. Lên kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt online

Muốn kinh doanh đồ ăn vặt online hiệu quả thì bạn phải xây dựng được kế hoạch marketing hợp lý. Đối tượng khách hàng phần lớn là những người trẻ tuổi nên nhu cầu sử dụng mạng xã hội là rất cao, nhất là thời kỳ công nghệ đang phát triển bùng nổ. Trước tiên, bạn hãy lập một Fanpage Facebook cho cửa hàng của mình và thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình hoạt động của quán diễn ra hàng ngày. Đồng thời để tiếp cận và tương tác với nhiều khách hàng hơn, bạn nên tổ chức Minigame định kỳ để tặng coupon giảm giá hoặc quà khuyến mãi với yêu cầu khách hàng phải like, comment hoặc share bài viết.

Lên kế hoạch kinh doanh đồ ăn online

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các hình thức treo băng rôn nổi bật ngoài cửa, phát tờ rơi tại trường học, khu vực văn phòng… Ngoài ra, để kích thích khách hàng giới thiệu thêm khách hàng, hãy tạo ra các mã giảm giá khuyến mãi trong những lần ăn uống tiếp theo, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng. 

Với những thông tin hữu ích về kinh nghiệm mở quán ăn vặt trước khi bắt đầu kinh doanh. Chắc hẳn bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn đối với mô hình kinh doanh này cần chuẩn bị những gì. Hãy vạch ra kế hoạch, chia nhỏ từng bước thực hiện và tìm hiểu về những thiết bị đó để giúp căn bếp được đầy đủ nhất nhé.