Câu chuyện kinh doanh

Ngày nay, infographics đã trở thành yếu tố chính sử dụng trong lớp học, nơi làm việc, website nhằm truyền tải những nội dung độc đáo, thu hút. 

Infographic là gì? Cách thiết kế đồ họa thông tin đẹp 2024

Nếu bạn là designer, đồ họa thông tin là thuật ngữ đã quen thuộc với bạn. Vậy, đối với người mới bắt đầu, câu hỏi infographic là gì? 

Trong bài viết này, POS365 mang đến cho bạn một cẩm nang sơ lược về thiết kế đồ họa thông tin. 

I. Infographic là gì? 

Infographic (Infographics) hay còn gọi là đồ họa thông tin, nó là một bản trình bày trực quan của thông tin hay dữ liệu. Bằng cách kết hợp hình ảnh văn bản, sơ đồ, biểu đồ, video, nó giúp trình bày dữ liệu và giải thích những vấn đề phức tạp theo cách dễ hiểu.

Một đồ họa thông tin là:

  • Hình ảnh trực quan với nhiều dữ liệu về một câu chuyện

  • Một công cụ giúp thông báo, giáo dục

  • Một cách tuyệt vời để tăng nhận diện thương hiệu. 

Trong nhiều năm qua, ngành công nghệ tin tức đã cho thấy sự gia tăng chóng mặt của những Infographic. Từ báo chí, trường học, website, thông cáo báo chí,... 

Ví dụ: 

Gần đây nhất, chúng ta có thể thấy một ví dụ rất nổi bật: Infographics Covid-19. Nội dung đa phần thông báo các ca bệnh, nhắc nhở chúng ta về cách bảo vệ bản thân, cách phòng tránh Covid-19 hay các triệu chứng sau khi tiêm vacxin. 

 Infographics Covid-19

Ví dụ đồ họa thông tin Covid-19

Theo thống kê, Thế hệ gen Z là nhóm bị thu hút nhiều nhất bởi những hình ảnh, video đồ họa thông tin nổi bật, độc đáo và mang lại nhiều ý nghĩa. 

Vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi về nguồn gốc của Infographics chưa? 

Lịch sử của Đồ họa thông tin

Từ xa xưa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người thiết kế đồ họa thông tin đầu tiên. Họ biến cuộc sống hàng ngày thành những hình ảnh mô tả những trận chiến, cái chết, lễ ký kiểm, sinh nở hay động vật hoang dã. Một bức tranh hang động nổi tiếng được phát hiện ở Pháp, nó được ước tính khoảng 17.300 năm tuổi.

Lịch sử hình thành Inforgaphic trong tranh hang động

Lịch sử hình thành Inforgaphic trong tranh hang động

Chữ tượng hình Ai Cập: sử dụng những ký hiệu giúp minh họa những từ ngữ, chữ cái và khái niệm. Và đây là hình thức truyền đạt thông tin vô cùng độc đáo, được dùng rộng rãi từ 3000 trước Công nguyên. Đa phần, nội dung miêu tả về công việc, cuộc sống và tôn giáo. 

Chữ hình tượng Ai Cập

Chữ hình tượng Ai Cập

William Playpair được coi là “cha đẻ” của đồ họa thống kê, người phát minh biểu đồ đường và thanh mà chúng ta dùng hiện nay. Playfair là một nhà kinh tế chính trị, một kỹ sư người Scotland, người đã cho ra đời bản “The Commercial and Political Atlas - Bản đồ Thương mại và Chính trị” trong những năm 1786. 

Lịch sử đồ họa thống kê

Lịch sử đồ họa thống kê

Hoặc bạn có thể thấy đồ họa được ứng dụng trên bản đồ đến từ nhà thiên văn học Edmond Halley mô tả khác biệt về khu vực, điều kiện khí quyển từ nơi này qua nơi khác. 

Infographic bản đồ

Bản đồ đồ họa thông tin

Florence Nightingale là một y tá trong chiến tranh Crimean, sử dụng Infographic để mô tả về những ca tử vong và trực quan hóa dữ liệu: 

Lịch sử hình thành đồ họa thông tin

Lịch sử hình thành đồ họa thông tin

Alfred Leete là nhà thiết kế đồ họa người Anh sử dụng các hình ảnh, dữ liệu mà chúng ta thường thấy trong đồ học thông tin ngày nay. Ông sử dụng và thiết kế nhiều trong những áp phích, quảng cáo.

Đồ họa thông tin

Đồ họa thông tin

Những yếu tố tạo nên một Infographic tuyệt vời?

Để bản thiết kế một đồ họa thông tin thành công, nó cần những yếu tố sau:

  • Nó là những câu chuyện dữ liệu được thực hiện dễ hiểu, hấp dẫn, mang tính giáo dục.

  • Ý tưởng rõ ràng về đối tượng mục tiêu và thông điệp cốt lõi. 

  • Kiểm soát luồng thông tin qua việc đánh số, tiêu đềm khoảng trắng, hình ảnh, màu sắc, biểu đồ,...

  • Chú ý: Đơn giản chính là chìa khóa giúp người xem không bị nhàm chán. 

II. Tại sao nên dùng Infographics trong Marketing?

Trong thế giới sáng tạo nội dung không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta thường gặp tình trạng quá tải thông tin. Đồ họa thông tin giúp người đọc xác định những phần thông tin quan trọng nhất, nó giúp tiếp thị nội dung hiệu quả và tạo ra khách hàng tiềm năng. 

Hãy cùng xem về những lợi ích đạt được khi bạn sử dụng Infographic trong Marketing: 

2.1. Tăng sức thuyết phục

Đa số mọi người đều yêu thích các thông tin về thống kê, con số, số liệu. Đồ họa thông tin giúp khách hàng nhanh chóng xem được thông tin mà họ cần. Khi đó, nội dung trở nên đáng nhớ hơn và những thông tin trở nên hấp dẫn, đáng tin cậy hơn. 

Ví dụ: Sử dụng Đồ họa thông tin khi thực hiện chiến dịch Minigame trên Facebook.

Tăng sức thuyết phục

Tăng sức thuyết phục

2.2. Infographics chứng minh bạn là chuyên gia

Hầu hết chúng ta đều bị ấn tượng với những con số. Khi chia sẻ kiến thức qua những Infographic, bạn không chỉ định vị mình là chuyên gia, nó giúp bạn làm tăng độ tin cậy cho thương hiệu. Bởi vì để tạo ra những mẫu đồ họa thông tin hấp dẫn cần có thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm về những nội dung đó. 

Tăng sự tin cậy

Tăng sự tin cậy

2.3. Dễ dàng chia sẻ

Một trong những lợi ích tuyệt vời khi áp dụng đồ họa thông tin trong Marketing chính là nó có thể dễ dàng chia sẻ.

Khách hàng, người đọc có thể lưu nó, chia sẻ liên kết đồ họa đến nhiều người biết hơn. Ngoài ra, khi bạn thiết kế mẫu Infographics nội dung và đăng trên Facebook, Instagram, những người hâm mộ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn với bạn bè của họ trên các nền tảng Social Media đó. 

Dễ dàng chia sẻ

Dễ dàng chia sẻ

2.4. Tăng nhận thức thương hiệu

Do tính trực quan, hấp dẫn và có thể chia sẻ của các Infographic, nó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu hơn so với những văn bản thuần túy. 

Trên thực tế, các nội dung có hình ảnh tăng lượng người xem nhiều hơn 94% so với những nội dung không có hình ảnh. 

Mẹo chuyên nghiệp: Để tăng nhận diện thương hiệu qua đồ họa thông tin, hãy kết hợp logo và màu sắc thương hiệu của bạn một cách nhất quán.

Tăng nhận diện thương hiệu

Tăng nhận diện thương hiệu

2.5. Infographics giúp cải thiện SEO

Bạn có thể thấy đồ họa thông tin xuất hiện nhiều trong mục danh mục hiển thị kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google. Khi người xem nhìn thấy nó, họ có xu hướng nhấp vào liên kết hình ảnh và đọc bài viết của bạn nhiều hơn. 

Cải thiện kết quả tìm kiếm SEO

Cải thiện kết quả tìm kiếm SEO

2.6. Dễ theo dõi, phân tích

Đồ họa thông tin rất dễ theo dõi và phân tích. Nó giúp bạn phân tích các lần nhấp vào CTA (Lời kêu gọi hành động). Bạn có thể theo dõi những trang đích được liên kết với Infographic và sau đó là tỷ lệ chuyển đổi đến trang đích đó. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng những đồ họa thông tin trên các nền tảng mạng xã hội và biết được những kết quả như: lượt xem, lượt chia sẻ, lượt tải xuống,....

Với những lợi ích đó, Infographics được dùng để làm gì trong tiếp thị doanh nghiệp?

Các nhà tiếp thị có thể:

  • Giới thiệu những thành tựu doanh nghiệp

  • Gửi bản tin Email bằng đồ họa thông tin

  • Thông báo về các khóa học trực tuyến

  • Thu hút người xem trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Pinterest, Instagram, Twitter,.. 

  • Thiết kế nội dung về lĩnh vực mà các độc giả đang quan tâm để thu hút lượt chia sẻ

  • Tóm tắt về những nội dung chính trong sách, ebook.

  • Làm nổi bật được những dịch vụ trong các tờ rơi, áp phích

Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu

III. 8 loại đồ họa thông tin phổ biến nhất hiện nay (có Ví dụ)

Phụ thuộc vào mục tiêu và thông tin bạn đang hình dung, hãy xem những loại Infographics phổ biến nhất hiện nay” 

3.1. Mẫu Infographic thống kê

Sử dụng với mục đích trực quan hóa kết quả, trình bày dữ liệu từ nhiều nguồn. Đồ họa thông tin thống kê thường bao gồm những hình ảnh, biểu đồ, biểu tượng và có phông chữ bắt mắt. 

Cách làm:

  • Tìm kiếm những câu chuyện về dữ liệu của bạn và phản ánh điều đó trong bản thiết kế.

  • Thay đổi kiểu trực quan dữ liệu như biểu đồ, biểu tượng, văn bản.

  • Viết một tiêu đề và mô tả ngắn gọn về bản thiết kế.

  • Nhấn mạnh những dữ liệu chính bằng cách dùng màu tương phản hoặc biểu tượng.

Mẫu đồ họa thông tin thống kê

Mẫu đồ họa thông tin thống kê

3.2. Mẫu Infographics dòng thời gian

Đồ họa thông tin dòng thời gian là loại phù hợp giúp bạn hình dung lịch sử của sản phẩm, thương hiệu hay vấn đề nào đó. 

Cách làm: 

  • Sử dụng một đường trung tâm và kết nối các điểm khác nhau trong dòng thời gian.
  • Sử dụng phông chữ đậm, tương phản để làm nổi bật cho năm hoặc tên của các sự kiện. 
  • Minh họa từng thời điểm với biểu tượng đơn giản.
  • Có thể mô tả nội dung ngắn gọn cho từng thời điểm.

Mẫu Infographics dòng thời gian

Mẫu liệt kê

3.3. Infographic quy trình

Khác biệt so với đồ họa thông tin về dòng thời gian, quy trình giúp bạn thể hiện những bản tóm tắt hay tổng quan về các bước trong quy trình. Nó giúp bạn thể hiện một cách đơn giản hóa theo từng bước. 

Đa phần các loại đồ họa này tuân theo trình tự từ trên xuống dưới hay từ trái qua phải. Ngoài ra, việc đánh số các bước giúp bạn dễ dàng theo dõi. 

Cách làm:

  • Đánh số từng bước trong quy trình

  • Sử dụng bố cục chữ S để ghép được nhiều bước vào cùng một trang giấy. 

  • Sử dụng dấu hiệu thị giác (Ví dụ như mũi tên) giúp điều hướng mắt của người đọc đến bước tiếp theo. 

  • Viết tiêu đề với phông chữ và màu sắc khác với văn bản mô tả để tăng sự nổi bật. 

Mẫu đồ họa quy trình

Mẫu đồ họa quy trình

3.4. Mẫu Infographics địa lý

Mẫu đồ họa thông tin địa lý giúp trực quan hóa dữ liệu nhân khẩu học dựa trên vị trí. 

Cách làm:

  • Sử dụng bản đồ nhiệt giúp bạn trực quan hóa mật độ theo khu vực và phân cấp dữ liệu.

  • Sử dụng bản đồ giúp so sánh vị trí hoặc thay đổi theo thời gian.

  • Gắn nhãn các điểm trên bản đồ giúp dữ liệu trở nên dễ hiểu hơn. 

Mẫu đồ họa địa lý

Mẫu đồ họa địa lý

3.5. Infographics so sánh

Giúp khách hàng nhanh chóng hơn đưa ra lựa chọn bằng cách so sánh. 

Cách làm: 

  • Chia thiết kế đồ họa thành những vấn đề/sản phẩm cần so sánh.
  • Chia đồ họa thành những cột hiển thị.
  • Đặt hai tùy chọn nổi bật hơn bằng những màu nền tương phản.
  • Sử dụng màu sáng hơn để làm nổi bật điều mà bạn muốn người đọc chọn.

Mẫu đồ họa so sánh nội dung

Mẫu đồ họa so sánh nội dung

3.6. Mẫu đồ họa thông tin phân cấp

Giúp bạn phân cấp, sắp xếp thông tin từ nhiều đến ít. 

Cách làm: Sử dụng thiết kế hình kim tự tháp hoặc sơ đồ tổ chức. 

Mẫu đồ họa thông tin phân cấp

Mẫu đồ họa thông tin phân cấp

3.7. Infographic danh sách

Nếu bạn muốn chia sẻ những mẹo hay, danh sách hay các ví dụ, hãy tạo loại đồ họa thông tin dạng danh sách. 

Cách làm:

  • Đánh số các điểm trong danh sách giúp thông tin được truyền đạt theo trình tự.

  • Thay thế những dấu đầu dòng bằng các biểu tượng.

  • Thay đổi màu sắc, phông chữ, nền hay biểu tượng giúp tăng sự hấp dẫn.

  • Sử dụng bố cục độc đáo hình chữ S hoặc hình tròn. 

Mẫu đồ họa danh sách

Mẫu đồ họa danh sách

3.8. Infographics sơ yếu lý lịch

Trong thị trường việc làm hiện nay đã bão hòa, hãy tạo CV dạng đồ họa thông tin để khiến bạn trở nên nổi bật hơn. 

Cách làm:

  • Thiết kế tiêu đề sơ yếu lý lịch với phong cách hay thương hiệu cá nhân của bạn. 

  • Tô điểm thiết kế với những biểu tượng, hình ảnh.

  • Sử dụng biểu đồ thanh/đường để hiển thị thành tựu cá nhân.

  • Mô tả các nội dung liên quan ngắn gọn, dễ nhìn. 

Mẫu đồ họa sơ yếu lý lịch

Mẫu đồ họa sơ yếu lý lịch

IV. Ứng dụng, ví dụ về Infographics trong cuộc sống

Hãy cùng xem những đồ họa thông tin này được ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực hàng ngày nhé:

Mẫu Infographic trong tiếp thị: 

Mẫu Infographic trong tiếp thị

Template trong tiếp thị

Đồ họa thông tin cho giáo viên: 

Đồ họa thông tin cho giáo viên

Đồ họa thông tin cho giáo viên

Sử dụng trong học tập, khi lên kế hoạch học bài: 

Đồ học học tập

Đồ họa học tập

Infographics cho nhân sự:

Đồ họa thông tin nhân sự

Đồ họa thông tin nhân sự

Ngành bất động sản:

Thiết kế đồ họa thông tin bất động sản

Đồ họa thông tin nhân sự

Sử dụng đồ họa thông tin cho tổ chức phi lợi nhuận:

Đồ họa thông tin đẹp

V. Hướng dẫn tạo đồ họa thông tin đơn giản, hấp dẫn

Để tạo ra mẫu thiết kế Infographics cho riêng mình, hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sắp xếp thông tin bằng phác thảo

Đây là quá trình tạo dàn ý giúp bạn sắp xếp suy nghĩ của mình và đảm bảo nội dung sẽ có trong bản thiết kế.

  • Xác định những điểm chính trong nội dung

  • Lựa chọn tiêu đề chính, tiêu đề phụ, dữ kiện

  • Xem độ dài của các đoạn văn

  • Ghi chú cho người thiết kế

Cách làm Infographic đẹp, hiệu quả

Bước 2: Chọn mẫu Infographics 

Sau khi đã có dàn ý, hãy lựa chọn những mẫu đồ họa thông tin mà bạn yêu thích và phù hợp với nội dung bạn muốn thể hiện. Với 9 loại như POS365 nêu trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn với những ý tưởng hay. 

Sau đó, cân nhắc về màu sắc, độ dài, phông chữ, kích thước để phù hợp.

Cách làm Infographic đẹp, hiệu quả

Bước 3: Thiết kế Infographics 

Bạn có thể thực hiện thiết kế thông qua các công cụ chuyên về thiết kế như Photoshop, AI,... hoặc thiết kế online miễn phí qua công cụ Canva. 

Chú ý:

  • Thay đổi màu nền và màu văn bản

  • Điều chỉnh văn bản phù hợp với thông điệp

  • Thêm các biểu tượng liên quan đến nội dung của bạn

  • Thêm logo của thương hiệu vào chân trang

  • Tăng, giảm kích thước của bản thiết kế

Cách làm Infographic đẹp, hiệu quả

Tổng kết: 

Infographics tuyệt vời nên là sự kết hợp của cả văn bản, hình ảnh, dữ liệu để cung cấp thông tin và tăng sự thu hút. 

Sử dụng những mẹo hay trong thiết kế như:

  • Sử dụng đường kẻ, đường viền hay khung để nhóm các thông tin liên quan

  • Sử dụng màu tương phản làm nổi bật vào thông tin chính

  • Tạo phân cấp văn bản với 3 kiểu phông chữ khác nhau

  • Dùng hình ảnh, biểu tượng, hình minh họa để tạo các điểm đáng nhớ

Với cẩm nang thông tin về Infographic mà POS365 đưa ra, chúc các bạn sẽ có những thiết kế độc đáo dành riêng cho mình!