Kinh doanh nhà hàng - cafe

Ngày nay, khi thị hiếu người dùng ngày càng tăng cao, tiêu chí lựa chọn các nhà hàng chất lượng, dịch vụ tốt để thưởng thức những bữa ăn ngon của khách hàng cũng trở nên khó tính hơn. Setup nhà hàng là điều đầu tiên mà bất kỳ ai cũng cần phải thực hiện khi muốn kinh doanh mô hình FNB này. Hãy cùng POS365 tham khảo ngay quy trình setup nhà hàng cực hiệu quả dưới đây nhé

Hướng dẫn setup nhà hàng cho người mới bắt đầu kinh doanh

I. Tại sao phải setup nhà hàng?

Setup nhà hàng là gì? Là cách thiết lập, hướng dẫn, cách lên menu, phong cách thiết kế, địa điểm kinh doanh… cho những nhà hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động lâu rồi nhưng có nhu cầu đổi mới chiến lược kinh doanh. 

Khi bắt đầu kinh doanh một nhà hàng, bạn phải hình dung được khái niệm và thương hiệu rõ ràng. Khái niệm nhà hàng của bạn bao gồm phong cách phục vụ của nhà hàng, món ăn bạn phục vụ và bầu không khí của nhà hàng. Điều này đi đôi với thương hiệu của bạn, hình thành nên bản sắc, cá tính và sứ mệnh của nhà hàng. 

Setup nhà hàng là công đoạn cần thiết giúp bạn thực hiện kế hoạch hóa dự định của mình và đưa đến cho khách hàng một cửa hàng cung cấp đầy đủ dịch vụ tuyệt vời nhất. 

Setup nhà hàng là gì? 

II. Quy trình 10 bước setup nhà hàng hiệu quả

Setup nhà hàng là cách thiết lập, hướng dẫn và sắp xếp công việc chi tiết từ tìm địa điểm, lên menu, phong cách thiết kế,... khi nhà hàng mới bước vào hoạt động. Dưới đây là quy trình 10 bước setup nhà hàng đã được nhiều người áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo qua:

1. Bước 1: Trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết

Là một chủ nhà hàng, để có thể nắm vững được quy trình setup nhà hàng từ việc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn,… thì bạn cần có sự hiểu biết và kiến thức chuyên sâu về mọi mặt. Ngoài ra, kỹ năng tư duy, quản lý cũng là những yếu tố quan trọng. Bạn phải trang bị các kiến thức cơ bản sau: 

  • Nhóm 1: Kiến thức về quản lý dòng tiền, quản lý tài chính. Phân tích lợi nhuận và đánh giá được các chỉ số kinh doanh.
  • Nhóm 2: Có kiến thức về dịch vụ và sản phẩm mà mình kinh doanh để dễ dàng đưa ra quyết định các mặt hàng cần thiết cho nhà hàng.
  • Nhóm 3: Kiến thức quản lý nhân viên, đào tạo kỹ năng cho nhân viên.
  • Nhóm 4: Kiến thức về marketing và truyền thông quảng cáo.

2. Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu

Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận nhưng lại là sự thật không thể chối cãi. Khách hàng sẽ có nhiều tầng lớp, mức thu nhập khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau. Chính vì thế bạn phải tìm ra cho mình được thị trường mục tiêu để hình thành các phương án kinh doanh về sau. 

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.

Xác định thị trường mục tiêu

3. Bước 3: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Khi chọn địa điểm cho nhà hàng mới của bạn, các đặc điểm sau là một trong những điểm quan trọng nhất:

  • Khả năng tiếp cận: Chọn một vị trí mà những người tham gia giao thông có thể nhìn thấy. Ngoài ra, hãy xem xét nếu có bãi đậu xe và dễ dàng tiếp cận bằng cách đi bộ vào nhà hàng của bạn không.

  • Nhân khẩu học. Đảm bảo thị trường mục tiêu của nhà hàng của bạn phù hợp với nhân khẩu học của khu vực.

  • Sự cạnh tranh của khu vực. Một số cạnh tranh gần đó có thể giúp ích cho việc tiếp thị. Nhưng thật khôn ngoan khi bạn có đủ khoảng cách để bạn vẫn có thể đảm bảo một lượng khách hàng vững chắc, những người sẽ không dễ dàng bị thu hút đến một địa điểm tương tự khác.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

4. Bước 4: Thiết kế, trang trí nhà hàng

Khi bắt đầu mở một nhà hàng, bạn sẽ muốn suy nghĩ kỹ về cách bạn có thể sắp xếp toàn bộ bố cục của mình để đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong thực đơn và chủ đề của bạn. Mục tiêu chính của bạn nên là tạo ra một hệ thống có sự liên kết từ trước nhà ra sau, từ lễ tân đến tận nhà bếp. Thông thường, khu dành cho khách ăn uống chiếm 60% diện tích nhà hàng, 30% sẽ dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu tích trữ. 

Có rất nhiều phong cách để trang trí nhà hàng, như: Phong cách hiện đại, phong cách cổ điển, phong cách xưa cũ, phong cách Hàn Quốc, Châu Âu… Hãy dựa vào tệp khách hàng của bạn để lựa chọn được cách trang trí nhà hàng phù hợp. Nhưng hãy nhớ là dù ở phong cách nào thì cũng nên tạo được sự ấm cúng, tiện dụng, không gian thoáng mát. 

5. Bước 5: Tìm nhà cung cấp thực phẩm

Phải thiết lập và duy trì nguồn thiết bị và nguyên liệu thực phẩm ổn định, giá cả hợp lý để đảm bảo nhà hàng có lợi nhuận tối đa. Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng POS365 giúp bạn kiểm soát nguyên liệu chế biến, tính toán được hàng ngày lãi lỗ ra sao, thực hiện thao tác bán hàng nhanh chóng, nắm bắt hàng tồn kho và quản lý mọi hoạt động của cửa hàng từ xa.

Tìm nhà cung cấp thực phẩm

6. Bước 6: Tạo thực đơn cho nhà hàng

Dựa vào khách hàng mục tiêu mà chủ nhà hàng hay quản lý yêu cầu đầu bếp lên thực đơn phù hợp. Chất lượng món ăn là một trong những yếu tố quyết định quay lại của khách hàng. Mỗi một nhà hàng đều có 1 hoặc vài món đặc trưng riêng. Hãy tạo thực đơn ấn tượng để khi khách hàng nhắc đến món ăn nào đó là nhớ ngay đến nhà hàng của mình là một thành công lớn. 

Tạo thực đơn cho nhà hàng

7. Bước 7: Tuyển nhân viên

Một bước quan trọng của việc mở nhà hàng là thuê nhân viên bao gồm: quản lý, nhân viên phục vụ bàn, thu ngân, đầu bếp,... thực hiện công việc vận hành nhà hàng của bạn hàng ngày. Hãy xem xét tất cả các vai trò cần được thực hiện tại nhà hàng cụ thể của bạn trước khi thuê nhân viên. Điều này có thể bao gồm quản lý và giám sát nguồn nhân lực, thu mua thực phẩm và đồ uống, tiếp nhận và lưu trữ sản phẩm, chuẩn bị thực phẩm, dịch vụ thực phẩm, làm sạch thực phẩm và rửa chén, tiếp thị và bán hàng, quan hệ công chúng, kế toán và kiểm toán...

Tuyển nhân viên

8. Bước 8: Lên chiến lược Marketing

Marketing rất quan trọng vì nhiều lý do. Đầu tiên và quan trọng nhất, khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy thông tin cơ bản về nhà hàng của bạn. Thứ hai, họ sẽ cảm thấy thích thú khi đến thử quán ăn mới của bạn. Dưới đây là một số mẹo :

  • Sử dụng mạng xã hội. Tạo tài khoản Facebook, Twitter và Instagram để chia sẻ tin tức, hình ảnh và mẩu tin về nhà hàng của bạn. Hình ảnh và mô tả phải truyền đạt thương hiệu của bạn. Cân nhắc bao gồm hình ảnh về món ăn hoặc quy trình hậu trường để thu hút khách tiềm năng. Đảm bảo sử dụng ảnh chất lượng cao.

  • Xây dựng một trang web hấp dẫn. Trang web của bạn phải dễ điều hướng và thiết kế phải đại diện cho thương hiệu của bạn. Bao gồm thông tin cơ bản về nhà hàng của bạn, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc và thực đơn.

  • Sử dụng chương trình khách hàng thân thiết trên thiết bị di động hoặc qua phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp POS365. 

  • Đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách mới. Cho những khách lần đầu đến ăn miễn phí đồ uống hoặc món tráng miệng nhỏ. Khách hàng sẽ nhớ đến sự hiếu khách đặc biệt của bạn, và họ sẽ có nhiều khả năng giới thiệu nhà hàng của bạn và quay trở lại.

Lên chiến lược marketing

9. Bước 9: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu khi bạn kinh doanh nhà hàng. Hãy áp dụng những quy trình an toàn thực phẩm mà Bộ Y Tế quy định vào nhà hàng. đảm bảo các món ăn nhà hàng chế biến luôn sạch sẽ, chất lượng. Đừng để khách hàng bị ngộ độc, điều này sẽ làm mất uy tín của nhà hàng. 

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

10. Bước 10: Quản lý hoạt động nhà hàng

Khi đi vào vận hành, việc xây dựng hệ thống quản lý nhà hàng là điều cấp thiết tránh thất thoát không đáng có. Quản lý nhà hàng sẽ bao gồm quản lý nhân viên, quản lý doanh thu, nguyên liệu chế biến, chăm sóc khách hàng thân thiết…

Lúc này việc đăng ký sử dụng phần mềm bán hàng POS365 sẽ rất có lợi cho bạn. Chỉ với tầm 30.000đ bạn sẽ dễ dàng quản lý mọi thứ trong tay, kể cả lúc không có mặt tại nhà hàng. Với giao diện dễ dùng cùng các chức năng hữu ích phục vụ cho việc quản lý nhà hàng, POS365 sẽ cùng bạn quản lý mọi thứ, từ đó hạn chế các sai phạm, thất thoát tiền bạc, nguyên vật liệu. 

Quản lý hoạt động nhà hàng 

Setup nhà hàng mới của bạn có thể là một điều khó khăn. Tuy nhiên, khi ngành F&B tiếp tục phát triển và các xu hướng dịch vụ ăn uống tiếp tục đa dạng hóa, luôn có chỗ cho một nhà hàng đặc biệt khác. Với việc lập kế hoạch chi tiết và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo của bạn, việc kinh doanh nhà hàng của bạn có thể phát triển mạnh mẽ.

Tham khảo thêm: Cách quản lý nhà hàng hiệu quả cho bạn