Câu chuyện kinh doanh

Case Study được biết đến như một phương pháp giới thiệu giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ của một nhãn hàng. Nếu bạn có khả năng phân tích Case Study tốt, bạn sẽ khiến khách hàng chú ý và tin tưởng đón nhận sản phẩm của bạn.

Case study là gì? Cách áp dụng Case Study trong Marketing

Vậy Case Study là gì? Nghiên cứu, phân tích và áp dụng nó vào Marketing như thế nào? Những thắc mắc của bạn sẽ được POS365 giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.

I. Tìm hiểu Case Study là gì?

Theo Hammond, J . S – Đại học Havard, Case Study là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy.

Case Study là gì?

Case Study giúp bạn phân tích các tình huống cụ thể

Trong thực tế Case Study là một phương pháp nghiên cứu nghiên cứu một trường hợp xảy ra trong thực tiễn. Phương pháp sử dụng việc áp dụng lý thuyết và phân tích huống được nghiên cứu. Case Study hiện đang được áp dụng phổ biến vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

II. Ưu điểm của Case Study

  • Case Study luôn lôi cuốn người tham gia phân tích 

  • Luôn cập nhật đúng tình huống cho đối tượng tham gia

  • Mang tính điển hình

  • Dễ dàng truyền đạt mang tính giáo dục

  • Giúp người đọc dễ dàng ghi nhớ và hiểu

III. Phương pháp nghiên cứu Case Study

Case Study giúp người nghiên cứu kiểm tra, phân tích dữ liệu trong một ngữ cảnh cụ thể một cách chặt chẽ. Phương pháp này mang tính thực tiễn và ứng dụng trực tiếp trong các tình huống. Thế nên, trong Marketing, Case Study luôn đóng vai trò là một giải pháp hữu hiệu để có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn.

3.1. Những vấn đề cần phân tích trong Case Study

Để việc nghiên cứu nhãn hàng hay công ty trong Case Study trở nên thuận lợi, bạn cần dựa vào các số liệu cụ thể. Bạn có thể dựa vào các câu hỏi sau: 

  • Nhãn hàng/ thương hiệu đó là ai?

  • Lĩnh vực kinh doanh của họ là gì?

  • Cấp độ nhận diện của thương hiệu đó ở mức nào?

  • Sản phẩm của họ có đặc điểm như nào? Có gì đặc biệt so với đối thủ?

  • Vấn đề mà họ cần giải quyết là gì?

Hãy bắt đầu nghiên cứu và tìm chính xác câu trả lời cho từng cầu hỏi. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quát đối với thương hiệu bạn cần phân tích.

3.2. Nghiên cứu phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường là các nhóm nhỏ của thị trường được phân chia dựa trên các đặc điểm về xã hội học, kinh thế, nhân chủng học,... Nếu phân khúc thị trường được xác định dựa trên thu nhập của mỗi cá nhân, sẽ có 3 phân khúc như sau:

  • Thu nhập thấp

  • Thu nhập trung bình

  • Thu nhập cao

Tương tự như vậy, nếu như phân khúc thị trường được xác định qua tuổi tác, nghề nghiệp:

  • Người dưới độ tuổi lao động

  • Trong độ tuổi lao động

  • Quá tuổi lao động

  • Nhân viên văn phòng

  • Freelancer

  • ….


phương pháp nghiên cứu case study qua phân khúc thị trường

Phân khúc thị trường sẽ giúp bạn có được chiến lược kinh doanh cụ thể

Với việc nghiên cứu phân khúc thị trường, khi phân tích Case Study sẽ giúp bạn tìm được các yếu tố quan trọng được lựa chọn trong mỗi chiến lược kinh doanh của mỗi nhãn hàng. 

3.3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn sẽ biết được đối tượng và lý do tại sao chiến dịch đó lại được nhãn hàng này sử dụng. Mỗi chiến dịch sẽ được chuẩn bị và triển khai dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu được nhắm tới.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Việc này sẽ giúp bạn tìm được những khách hàng tiềm năng cho mỗi chiến dịch

Nhóm khách hàng mục tiêu (Targeted Customers) được lựa chọn qua những đặc điểm có trong các phân khúc khách hàng từ phần segmentation. Khi phân tích qua Case Study, bạn cần chú ý đến khách hàng mục tiêu để đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp.

3.4. Định vị thương hiệu

Lúc này bạn cần thu thập kết quả sau chiến dịch. Hãy chú ý đến việc thương hiệu có tác động như thế nào đến khách hàng? Đánh giá sau khi chiến dịch kết thúc, kết quả thành công hay thất bại? 

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu

IV. Cách áp dụng Case Study trong Marketing

Vậy làm thế nào để áp dụng Case Study trong Marketing? Sau đây, POS365 sẽ mách bạn các có thể vận dụng tốt Case Study trong mỗi chiến dịch Marketing của mình

4.1. Lập Web Case Study riêng biệt

Hãy bắt đầu với việc lập một Website chuyên về Case Study Marketing đã được bạn nghiên cứu. Hãy đảm bảo rằng mọi khách hàng đều có thể tìm thấy khi ghé trang của bạn. Bạn nên chọn những chủ để dễ hiểu, dễ tìm kiếm. Bên cạnh đó mỗi chủ đề cần đánh trúng điều mà khách truy cập cần như các mục tiêu, quy trình và kết quả khi viết Case Study.

Lập Web Case Study riêng biệt

Hãy bắt đầu với việc lập một Website chuyên về Case Study Marketing

4. 2. Hướng dẫn trình bằng một Case Study trên trang chủ của bạn

Website Case Study của bạn cần đảm bảo việc cung cấp cho khách hàng truy cập các bằng chứng khiến họ hài lòng và hiểu hơn về doanh nghiệp. Bạn có thể đặt các Case Study trong kinh doanh của mình lên trang chủ bằng các cách sau: 

  • Báo giá / lời chứng thực của khách hàng

  • Các nút Call- to-action (CTA) để xem các Case Study cụ thể

  • Các nút Call- to-action (CTA) dẫn đến trang Case Study của bạn

4.3. Triển khai CTA trượt/pop-up

Các CTA nên để trượt/ Pop-up trong các bài viết và các sản phẩm của bạn. Tạo liên kết đến các Case Study được nghiên cứu để thu hút khách hàng. Hãy đặt ở những vị trí tinh tế, việc này sẽ giúp khách hàng không cảm thấy khó chịu, mà vẫn gây chú ý.

Triển khai CTA trượt/pop-up

 CTA nên để trượt/ Pop-up tạo liên kết tới Case Study

4.4. Đăng tải bài viết trên blog về các mẫu Case Study

Khi hoàn thành một Case Study, bước tiếp theo, bạn cần một bài viết để diễn giải, hay truyền cảm hứng về nó. Hãy xác định mục đích truyền tải của bạn, nói dễ hiểu, đủ ý kèm ví dụ cụ thể. Tiêu đề mỗi bài viết nên thú vị, lôi cuốn đúng mục tiêu. Bài viết cần chú tâm đến việc chia sẻ, giải quyết các khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Cứ như vậy

4.5. Đăng tải video từ các Case Study

Truyền tải nội dung bằng Video đang được rất nhiều chú ý. Bởi khách hàng sẽ không thấy nhàm chán khi theo dõi một nội dung cụ thể. Nếu như bạn có thể đầu tư ngân sách, hãy dựng một video phân tích Case Study. Việc này sẽ giúp bạn truyền đạt mạnh mẽ giá trị của bạn.

4.6. Chia sẻ Case Study trên mạng xã hội

Mạng xã hội chính là nơi tuyệt vời để bạn có thể chia sẻ Case Study của mình và thu hút thêm nhiều khách hàng. Vì thế việc bạn cần đó là chú trọng là chia sẻ kèm content thu hút, cuối bàn có gắn Link đưa khách hàng đến với bài viết chính. 

Chia sẻ Case Study trên mạng xã hội

Mạng xã hội chính là nơi tuyệt vời để bạn có thể chia sẻ Case Study

Bạn có thể tham khảo một vài cách tận dụng mạng xã hội như sau:

  • Cập nhật ảnh đại diện, ảnh bìa trên Twitter/ Facebook.

  • Luôn cập nhật những bài viết mới giúp khách hàng tìm được cách giải quyết vấn đề của họ.

  • Thêm Case Study vào danh sách ấn phẩm trên Linkedin.

  • Chia sẻ Case Study vào các nhóm cùng chủ đề.

  • Nhắm Case Study tới các khách hàng mục tiêu trên mạng xã hội.

4.7. Sử dụng Case Study trong Email Marketing

Khi sử dụng Case Study trong Email Marketing, bạn phải có danh sách phân đoạn theo ngành. Ví dụ nếu bạn kinh doanh những dịch vụ như tín dụng, bảo hiểm,.. hãy gửi Email Case Study cho khách hàng . Việc này sẽ giúp bạn chăm sóc, giữ liên lạc với các khách hàng hiện tại và mới. 

4.8. Phổ biến kịch bản Sale cho nhân viên bán hàng

Đây là việc cần thiết cho nhân viên bán hàng của bạn. Hãy lập ra những kịch bản Sale cụ thể. Việc này sẽ giúp cho nhân viên dễ dàng nói chuyện trong từng tình huống cụ thể.Mục tiêu cuối cùng là giúp họ chốt sale nhanh nhất có thể.

4.9. Gắn Case Study vào chữ ký trong email

Gắn Case Study vào chữ ký trong Email là một việc làm cần thiết. Việc này cực kỳ hữu ích cho đội ngũ bán hàng.

Gắn Case Study vào chữ ký trong email

Khách hàng sẽ luôn có thể xem Case Study của bạn

4.10. Đính kèm các Case Study trong đào tạo

Trong quá trình đào tạo nhân viên mới, bạn hãy đính kèm Case Study của khách hàng để họ có thể nắm chắc kiến thức hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp nhân viên cảm thấy tự tin, sự hiểu biết để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

4.11. Tạo một ngân hàng các Evergreen Presentations

Các Evergreen Presentations có đặc điểm tồn tại trong thời gian dài và được độc giả quan tâm. Chúng luôn có thể cung cấp thông tin. Case Study cũng là nội dung trong các Evergreen. Thế nên hãy bắt đầu xây dựng một ngân hàng Case Study. Chúng sẽ được sử dụng ở nhiều nền tảng như mạng xã hội, Website và thời gian khác nhau.

4.12. Tạo Case Study trên SlideShare

Không gì truyền tải nội dung trên SlideShare. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu từ khóa tốt hơn, bên cạnh đó 60 triệu người sử dụng SlideShare sẽ giúp bạn có nguồn khách hàng tiềm năng cực lớn. Bạn có thể nhúng link SlideShare dễ dàng để chia sẻ trên các mạng xã hội.

Tạo Case Study trên SlideShare

SlideShare giúp bạn truyền tải nội dung Case Study đơn giản hơn

V. Tổng kết

Case Study hiện đang là phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu được áp dụng trong rất nhiều ngành khác nhau và cho ra kết quả rất khả quan. Như vậy câu hỏi Case Study là gì? đã được POS365 giải quyết. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Chúc bạn có một ngày vui vẻ và thành công!