Kinh doanh bán lẻ

Bảng dự toán chi phí mở cửa hàng giúp chủ kinh doanh sử dụng dòng tiền đầu tư ban đầu một cách hiệu quả. Có như vậy bạn không bị thấm hụt chỗ này chi tiêu quá nhiều vào chỗ kia.

Bảng dự toán chi phí mở cửa hàng chi tiết cho chủ kinh doanh

Sau đây, POS365 sẽ đưa ra những tham khảo về chủ đề này một cách chi tiết. Bạn có thể dựa vào đó áp dụng vào mô hình kinh của mình. 

I. Lập bảng dự toán chi phí khi mở cửa hàng quan trọng như thế nào?

Khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán lẻ, quán ăn hay nhà hàng, nếu bạn không có kế hoạch quản lý tài chính chi tiết thì bạn khó có thể nắm bắt được dòng tiền được đầu tư thế nào, có hiệu quả không hay gây lãng phí. Điều này dễ khiến bạn rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt ngân sách, từ đó phát sinh những vấn đề khác. Việc lập bảng dự toán chi phí sẽ giúp bạn qua lợi ích như:

  • Nắm bắt được những việc cần làm.

  • Nắm bắt được số vốn ban đầu.

  • Nắm bắt được chi phí cố định hàng tháng phải trả.

  • Nắm bắt được các khoản phí phát sinh.

Lập bảng dự toán chi phí khi mở cửa hàng quan trọng như thế nào?

Lập bảng dự toán chi phí khi mở cửa hàng quan trọng như thế nào?

II. Cách lập bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bán lẻ

Tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn muốn mở, chi phí cần phải bỏ ra sẽ khác nhau. Thông thường sẽ khoản này sẽ cố định theo từng chuyên mục như sau:

2.1. Chi phí mặt bằng

Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một mô hình kinh doanh. Chi phí này sẽ bị ảnh hưởng vào các yếu tố: Mặt tiền, độ rộng hẹp, địa điểm ở Trung tâm thành phố, ngoại thành, đông dân cư, thuận tiện đi lại hay không?....

Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng

Nếu như bạn mở cửa hàng ở trung tâm thành phố thì bạn cần bỏ ra nhiều tiền thuê hơn là ở trong ngõ hẹp. Tuy giá mắc thế nhưng đây là địa điểm đắc địa giúp bạn hái ra tiền. Phi thuê mặt bằng sẽ chiếm tới 25% số vốn đầu tư. Lý do bởi khi thuê nhà chắc chắn bạn sẽ phải cọc trước từ 6 tháng đến 1 năm. 

2.2. Chi phí thiết kế, trang thiết bị

Trang biết bị vật dụng là không thể thiếu, đây chính là các công cụ vận hành trong suốt quá trình kinh doanh cửa cơ sở. Bạn cần lập danh sách các vật dụng cần thiết cho cửa hàng của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 

Chi phí thiết kế, trang thiết bị

Chi phí thiết kế, trang thiết bị

Chi phí đầu tư cho trang thiết bị không vượt quá 25% tổng chi phí đầu tư. Tùy theo mô hình đầu tư bạn cần lựa chọn những trang bị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Top 5 máy in hóa đơn bán lẻ đáng sở hữu nhất năm 2022

2.3. Chi phí đăng ký kinh doanh và các loại thuế

Bảng dự toán chi phí mở cửa hàng sẽ bao gồm cả tổng phí chi trả cho thủ tục đăng ký kinh doanh và các loại thuế. Việc này sẽ giúp cơ sở kinh doanh của bạn không bị gián đoạn hoạt động hoặc hơn nữa đó là không được phép hoạt động. Số tiền bỏ ra cho khoản này khá nhỏ không chiếm nhiều số vốn nhưng cực kỳ quan trọng.

Chi phí đăng ký kinh doanh và các loại thuế

Chi phí đăng ký kinh doanh và các loại thuế

2.4. Chi phí nhập hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các loại sản phẩm mà bạn kinh doanh và nhà cung cấp. Bên cạnh đó nếu bạn biết các đàm phán, số chi phí mà bạn cần bỏ ra sẽ rẻ hơn và chiết khấu cao hơn. Hơn nữa đó là các ưu đãi đặc biệt. 

Chi phí nhập hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa

Bạn đã biết? Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa chi tiết?

2.5. Chi phí biển quảng cáo

Trước khi khai trương, chắc chắn bạn cần phải đẩy mạnh các phương tiện truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm thu hút nhiều khách hàng nhất có thể. Biển quảng cáo sẽ giúp bạn làm nổi bật điều này bên cạnh đó kết hợp với các hình thức Marketing khác.

Chi phí biển quảng cáo

Chi phí biển quảng cáo

Chi phí cho những hoạt động này sẽ rơi vào khoảng 6 đến 8 triệu đồng bao gồm chạy Ads, thiết kế, in ấn. Đây là việc cần thiết để bạn có thể có được nhiều khách hàng nhất có thể.

2.6. Chi phí quản lý cửa hàng

Bảng dự toán chi phí mở cửa hàng sẽ gồm cả phần quản lý cửa hàng. Đây là chi phí liên quan đến việc sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và các khoản khác có tính chất chung toàn cửa hàng.

Chi phí quản lý cửa hàng

Chi phí quản lý cửa hàng

Thế nên hiện nay nhiều chủ cửa hàng lựa chọn sử dụng phần mềm bán hàng trên điện thoại để tiện lợi kiểm soát và theo dõi cơ sở kinh doanh từ xa. Hãy tìm hiểu và lựa chọn phần mềm phù hợp mới cửa hàng của mình.

2.7. Chi phí duy trì hoạt động

Chi phí duy trì hoạt động sẽ giúp bạn đấu chọi lại những tháng năm đầu khởi nghiệp. Để phòng trừ trường hợp không thu lợi nhuận hay lỗ vốn. Thế nên bạn cần dự trù trước chi phí để chi phí tiền nhà tiền lương cho nhân vân từ 3 đến 6 tháng.

Chi phí duy trì hoạt động

Chi phí duy trì hoạt động

2.8. Các loại chi phí phụ khác

Các loại phụ phí khác sẽ bao gồm tiền điện nước, tiền sinh hoạt, nhập thêm hàng chi phí đóng gói hàng hóa và vận chuyển… Càng có nhiều vốn cho việc này chứng tỏ việc kinh doanh của bạn vẫn đang yên ổn và không có chuyện gì xảy ra.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ tốt nhất 2022

III. Mẫu bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bán lẻ trên Excel

Để giúp bạn dễ dàng hình dung và xây dựng bảng chi phí cho mình dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ gửi tới cho bạn mẫu bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bán lẻ trên Excel. Từ đó bạn có cái nhìn tổng quát hơn và điều phối số vốn tốt hơn.

Mẫu bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bán lẻ trên Excel

Mẫu bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bán lẻ trên Excel

IV. Tổng kết

Bảng dự toán chi phí mở cửa hàng chính là cái nhìn tổng quát và khoa học trong việc phân bổ vốn đầu tư hiệu quả khi bắt đầu kinh doanh. Hi vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Từ đó áp dụng vào chính thực tế. Chúc các bạn thành công!