Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng quán ăn, nhìn bề ngoài trông có vẻ hào nhoáng và dễ sinh lợi. Nhưng thực ra, việc thực hiện lại vô cùng khó khăn, nhất là đối với những ai chưa có kinh nghiệm. Mua nhượng quyền thương hiệu quán ăn là lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua nhượng quyền một thương hiệu nào đó, hãy chú ý tới những vấn đề sau.

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn cần phải lưu ý những gì?

I. Nhà hàng nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhượng quyền nhà hàng, quán ăn là thỏa thuận hợp tác giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Hình thức kinh doanh này cho phép người được nhượng quyền tiếp cận nhà hàng, quán ăn có sẵn mô hình kinh doanh, cơ chế hoạt động, được hỗ trợ về nhiều mặt như chiến lược marketing, đào tạo nhân viên,... Chủ đầu tư (người được nhượng quyền) sẽ trực tiếp sở hữu, điều hành và chịu trách nhiệm các khoản phí.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền quán ăn, nhà hàng

II. 3 lưu ý khi mua nhượng quyền thương hiệu quán ăn

Nhượng quyền hiện nay khá phổ biến trong giới kinh doanh F&B. Cùng với những ưu nhượng điểm riêng, bạn không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Những lưu ý sau đây giúp bạn chắc chắn hơn về quyết định mua sắp tới của mình.

2.1. Ai là Bên nhượng quyền?

Trước khi đầu tư vào Nhà hàng nhượng quyền, bạn nên kiểm tra lịch sử của Nhà hàng, các cổ đông, cán bộ và giám đốc của nó. Thực hiện nghiên cứu, điều tra thương hiệu nhà hàng - nhượng quyền thương hiệu quán ăn đó đã tồn tại được bao lâu, hoạt động kinh doanh của các chủ sở hữu Franchise khác như thế nào. 

Điều quan trọng là phải xem xét liệu chuỗi Nhượng quyền thương mại đã thành công ở thị trường khu vực phổ biến hay chưa. Khi bạn đầu tư vào thương hiệu của người khác, hãy đảm bảo rằng thương hiệu đó đã có tên tuổi và được thương hiệu trên thị trường.

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn

Kinh doanh nhượng quyền nhà hàng, quán ăn được lựa chọn chiều hiện nay

2.2. Lịch sử tài chính của nhượng quyền thương hiệu quán ăn là gì?

Trước khi đầu tư tiền tiết kiệm cả đời vào Nhà hàng Nhượng quyền thương mại, bạn nên đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra lịch sử tài chính của nó hay chưa. 

  • Điều quan trọng nữa là phải biết tỷ lệ thành công của Chuỗi quán ăn nhượng quyền.

  • Tìm xem có bao nhiêu cửa hàng đã hoạt động hơn ba năm và bao nhiêu cửa hàng đã thất bại.

  • Điều đáng nói là phải gặp các chủ sở hữu nhượng quyền khác và tìm hiểu xem liệu họ đã kiếm được lợi nhuận hay hòa vốn.

  • Đừng để bị lừa bởi Thu nhập trung bình của chuỗi nhượng quyền, vì thu nhập của các cửa hàng cá nhân có thể ít hơn và Thu nhập trung bình tăng cao do sự thành công của một vài quán ăn phổ biến.

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn

Biết được ưu và nhược điểm nhượng quyền quán ăn giúp bạn chắc chắn hơn trong quyết định

2.3. Cạnh tranh của Bên nhượng quyền là ai?

Trong khi lựa chọn Nhà hàng nhượng quyền, người ta nên tìm kiếm sự cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trong khu vực khi nó sẽ được mở. Hãy chú ý đến sự cạnh tranh trong tương lai cũng có thể đến để giành lấy phần bánh trọng thị phần nhượng quyền. Hãy so sánh với những thương hiệu khác và trả lời câu hỏi: nó khác biệt như thế nào.

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn

Chi phí và các số liệu thống kê là điều mà bạn cần phải tìm kiểm trước khi mua nhượng quyền

III. Một số quán ăn, nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam

Nhượng quyền thương hiệu nhà hàng, quán ăn hiện đang thịnh hành tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bởi đây là mô hình kinh doanh an toàn và tối ưu nhất dành cho những ai đang có ý định mở nhà hàng, chủ đầu tư sẽ được hỗ trợ tối đa về hoạt động marketing, đào tạo nhân viên, nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu chất lượng, uy tín. Dưới đây là một số quán ăn, nhà hàng nhượng quyền nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Nhượng quyền thương hiệu quán ăn vặt

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn vặt là mô hình kinh doanh hiện đang được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bởi đồ ăn vặt là một trong những món ăn được học sinh, sinh viên và giới văn phòng yêu thích. Đặc biệt, loại đồ ăn này rất dễ kinh doanh mà vốn bỏ ra ít. 

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn vặt

Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh đồ ăn vặt thì việc nhượng quyền là ý tưởng độc đáo vì chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm chi phí, được cung cấp nguồn mua nguyên vật liệu, cách làm đồ ăn,... và đặc biệt là dễ dàng quản lý.

Một số thương hiệu nhượng quyền đồ ăn vặt nổi tiếng như: Foody Taiwan, Cô Diệp Food, Chị Mập, Chu Chu Shop,... bạn có thể tham khảo. Mức giá nhượng quyền đồ ăn vặt trung bình khoảng 30 - 50 triệu.

Xem thêm: Chi phí nhượng quyền thương hiệu gà rán nổi tiếng hiện nay

3.2. Nhượng quyền quán ăn sáng

Hiện nay có rất nhiều chuỗi cửa hàng quán ăn sáng đang tìm kiếm các đối tác cùng tham gia nhượng quyền như chuỗi hệ thống xôi chiên, xôi Tình, xôi Bếp Cụ Nho; chuỗi xe bánh mì má Hải, chuỗi xe bánh mì Kebab Torki,... Đây là mô hình kinh doanh nhượng quyền đồ ăn sáng rất có lời mà chi phí đầu tư thấp.

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn sáng

3.3. Nhượng quyền nhà hàng Hàn Quốc

Nhượng quyền thương hiệu nhà hàng Hàn Quốc là mô hình kinh doanh ẩm thực được đưa về Việt Nam được rất nhiều khách hàng yêu thích đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy, việc mở quán ăn, nhà hàng Hàn Quốc hoàn toàn là một ý tưởng tiềm năng.

Những thương hiệu nhượng quyền nhà hàng Hàn Quốc nổi tiếng như King BBQ, Lotteria, Busan Food’s, Meat Plus, BBQ Chicken,...

Nhượng quyền nhà hàng Hàn Quốc

3.4. Nhượng quyền nhà hàng Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản đang rất được đón nhận tại Việt Nam phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhượng quyền nhà hàng Nhật Bản thì có thể tham khảo một số thương hiệu sau đây: Sumo Yakiniku, Daruma Hotpot, Yakimono, Tokyo Yukai, Isushi,...

Nhượng quyền nhà hàng Nhật Bản

>>> Tìm hiểu ngay: Xu hướng kinh doanh mới nhất 2022: Nhượng quyền rau má mix

Bắt đầu kinh doanh nhà hàng không bao giờ là dễ dàng. Nó không chỉ đòi hỏi một số tiền đầu tư tốt mà còn cần sự quản lý, đam mê và làm việc chăm chỉ. 

Nhượng quyền thương hiệu quán ăn có thể là một con đường tuyệt vời cho những ai đam mê ngành F&B. Với những lưu ý trên mà POS365 mang lại, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn trước khi đưa ra quyết định mua của mình.