Câu chuyện kinh doanh

Nếu bạn là doanh nghiệp mới bắt đầu khởi sự và đang không biết lên chiến lược kinh doanh bán lẻ sao cho phù hợp? Bạn đang loay hoay không biết bắt đầu lên kế hoạch từ đâu? Không sao hết, POS365 sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đi thông qua 10 chiến lược kinh doanh dành riêng cho ngành bán lẻ hiệu quả nhất

10 Chiến lược kinh doanh bán lẻ đột phá năm 2024

Theo báo cáo “Retail in Vietnam - An accelerated shift towards omnichannel retailing” của Deloitte, riêng năm 2024 doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng đến 13.4% so với cùng kỳ bất chấp ảnh hưởng của đại dịch. Bán lẻ luôn là lĩnh vực hấp dẫn, song bên cạnh đó có không ít thách thức. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với sự nghiệp bán lẻ, hãy theo dõi bài viết dưới đây của POS365 để bắt tay vào xây dựng chiến lược kinh doanh bán lẻ hiệu quả nhé!

1. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Trước khi bắt đầu kinh doanh, quá trình nghiên cứu và phân tích tổng quan toàn bộ thị trường sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định chính xác tình hình của thị trường hiện nay, xu hướng trong lai cũng như đặc điểm, hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Đây là những yếu tố cốt lõi để lập một bản chiến lược bán lẻ thành công. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm được đối thủ của mình là ai, tìm ra được điểm khác biệt của minh so với những đối thủ khác trên thị trường từ đó xác định chính xác tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Bước nghiên cứu thị trường có vai trò như việc xây móng cho căn nhà, giúp chiến lược kinh doanh có nền tảng vững chắc, an toàn, tạo tiền đề và định hướng cho những hoạt động kinh doanh trong tương lai một cách tốt nhất.

chiến lược kinh doanh bán lẻ

Nghiên cứu thị trường là một bước quan trọng khi lên chiến lược bán lẻ

2. Chọn đúng thời điểm gia nhập thị trường

Thị trường bán lẻ hiện nay có độ cạnh tranh rất lớn, đặc biệt khi nó đã và đang trở thành cuộc chơi của những "ông lớn" trong ngành. Do đó, các doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường này cần phải xác định đúng thời điểm phù hợp để có thể đạt "điểm rơi phong độ" tốt nhất. 

Việc nắm bắt đúng thời cơ để tung sản phẩm/ dịch vụ sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được sự chú ý của nhóm khách hàng mục tiêu cũng như công chúng nói chung. Ra mắt vào thời điểm khách hàng có nhu cầu, trước những đối thủ cạnh tranh là một lợi thế rất lớn trong chiến lược kinh doanh bán lẻ. Việc thâm nhập thị trường không cần phải đợi khi mọi thứ đều sẵn sàng mà chính là khi thị trường có nhu cầu.

3. Tối ưu hóa các yếu tố nội tại của doanh nghiệp

3.1 Sản phẩm (Product)

Cốt lõi của mọi ngành kinh doanh chính là sản phẩm, do đó trước khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm đạt chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu. 

chiến lược kinh doanh bán lẻ

Sản phẩm là cốt lõi của mọi kế hoạch kinh doanh bán lẻ

Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì việc đầu tư cho chất lượng sản phẩm là hướng đi đúng đắn nhất. Một cách nhanh chóng để thu hút được khách hàng là trải nghiệm tốt của khách hàng với sản phẩm của bạn. 

Chúng ta chỉ có thể thành công khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó, dựa trên nhu cầu của khách hàng chứ không phải là kinh doanh cái bạn tạo ra. Nắm được nguyên tắc này, bạn sẽ có được chiến lược kinh doanh tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2 Bài trí bán hàng (Visual merchandising)

Trong kinh doanh bán lẻ, việc đặt sản phẩm ở vị trí như thế nào, thiết kế không gian cửa hàng ra sao là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp doanh thu bán lẻ tăng gấp 3 lần. Tất cả những yếu tố liên quan đến bài trí bán hàng được gọi chung là visual merchandising

Visual merchandising là yếu tố vô cùng quan trọng nằm trong Trade marketing cho chiến lược kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là các chiến dịch marketing tại điểm bán. Hàng hóa, sản phẩm được bày tại những vị trí nổi bật, dễ thấy, được trang trí bắt mắt, thu hút công chúng,... sẽ giúp nhãn hàng nhanh chóng gây được sự chú ý và nhờ đó tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. 

Ngoài ra những yếu tố khác như thiết kế banner độc đáo, tổ chức các mini game thu hút tương tác tại điểm bán, có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho những khách hàng mới,... sẽ có hiệu quả lớn khi hàng hóa được bài trí đẹp, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 

bài trí cửa hàng trong chiến lược kinh doanh bán lẻ

bài trí cửa hàng trong kinh doanh bán lẻ có quan trọng không?

3.3 Đào tạo nhân viên bán hàng

Đối tượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người tạo dựng ấn tượng sâu sắc về doanh nghiệp trong trái tim khách hàng chính là nhân viên bán hàng. Do đó, để kinh doánh bán lẻ thành công, chủ cửa hàng cần tập trung vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên bán hàng sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng khiến khách hàng đến với cửa hàng của bạn.  

Ngược lại, không ít những trường hợp vì sự vô ý của nhân viên khiến khách hàng tẩy chay, quay lưng lại với doanh nghiệp. Bởi vậy, trước khi nghĩ tới những chiến lược bán lẻ "hoành tráng", hãy tập trung chăm chút cho đội ngũ nhân viên, chỉnh đốn quy trình tiếp đón khách, tư vấn, giới thiệu,... cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp của nhân viên, bạn sẽ lập tức thấy được doanh thu tăng lên, cùng với đó là sự hài lòng của khách hàng.  

4. Nguyên tắc "tìm lãi đầu vào"

Khác với các mô hình kinh doanh khác, khi xây dựng chiến lược kinh doanh bán lẻ, chủ doanh nghiệp cần tập trung vào lợi nhuận từ tối ưu đầu vào chứ không phải là đầu ra. Tức là cần tập trung tìm nguồn hàng tốt, mức giá hợp lý, có chiết khấu cao thay vì các nguồn trung gian đã bị đội giá. Nếu có thể thỏa thuận được hợp đồng độc quyền nguồn hàng với nhà cung cấp sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cực kì lớn so với những đối thủ khác cùng ngành. 

Chiến lược kinh doanh bán lẻ đ

Lợi nhuận bán lẻ đến từ tối ưu hóa đầu vào

Việc lựa chọn được nhà cung cấp có chất lượng tốt, có giá cả phù hợp không phải điều dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động, "lăn xả" đi khảo sát thị trường, tìm hiểu qua các kênh phân phối và kênh đầu mối khác nhau, các mối quan hệ cá nhân. Tuy nhiên đây là yếu tố cốt lõi của kinh doanh bán lẻ: tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh từ nguồn sản phẩm đầu vào. Bởi lẽ nếu đầu vào không hiệu quả sẽ khiến bạn tăng giá bán cho khách hàng bất chấp, từ đó khiến bạn mất đi lượng khách hàng tiềm năng nhất của mình. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ mới nhất bạn nên tham khảo

5. Mở rộng quy mô kinh doanh

Với ngành kinh doanh bán lẻ, lợi nhuận đến từ quy mô kinh doanh. Quy mô kinh doanh lớn thì chi phí đầu vào thấp hơn, phục vụ được khách hàng nhiều hơn, có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư. Quy mô kinh doanh càng lớn thì việc marketing hay tạo dựng thương hiệu càng dễ dàng. 

Do đó với những doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược bán lẻ, ngoài việc tối ưu sản phẩm và quy trình, hãy cố gắng mở rộng tệp khách hàng thông qua các chiến dịch marketing, nhượng quyền thương hiệu, kết hợp với các đối tác, mở rộng kênh bán trên các sàn thương mại điện tử,... 

Chiến lược kinh doanh bán lẻ đ

Mở rông quy mô kinh doanh giúp nhà bán lẻ tối ưu chi phí

6. Tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông

Truyền thông mạng xã hội đang là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất hiện nay. Đầu tư vào truyền thông mạng xã hội có chi phí rẻ, cách thức đơn giản đồng thời có khả năng tiếp cận với một số lượng khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp tạo dựng được lợi thế trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp cận và mở rộng được tệp khách hàng mới một cách nhanh chóng. . 

  • Sử dụng Facebook: Facebook đang là nền tảng có số lượng người dùng khổng lồ, mức độ tương tác rất cao. Tùy vào mục đích chiến lược kinh doanh bán lẻ mà bạn có thể đưa ta những chiến dịch chạy quảng cáo facebook, xây dựng cộng đồng, seeding quảng cáo,... với các tiêu chí, đối tượng và thời gian phù hợp với ngành hàng đang kinh doanh cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 

  • Sử dụng Instagram: Với việc kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện, ẩm thực,... thì nền tảng instagram là một trong những mạng xã hội không thể bỏ qua. Với số lượng người dùng lên đến 800 triệu người/ tháng, đa số tập trung vào nhóm khách hàng từ 16-30 có thu nhập khá, có gu thẩm mỹ, sẵn sàng chi tiêu thì tiềm năng kinh doanh bán lẻ là rất lớn. Chú ý khi lên chiến lược bán lẻ thông qua instagram thì doanh nghiệp cần trau chuốt về visual của sản phẩm vì đây là nền tảng thu hút khách hàng thông qua hình ảnh, video ngắn có tính thẩm mỹ.

  • Sử dụng Zalo: Cũng như Facebook, Zalo là nền tảng được nhiều người Việt sử dụng. Việc sử dụng như một kênh giao tiếp liên lạc chính. Zalo sẽ giúp cho doanh nghiệp ít bị cạnh tranh hơn, và trên Zalo  cũng có các hình thức chạy quảng cáo riêng biệt dành cho chủ doanh nghiệp. Zalo có thể tạo nhóm bán hàng với số lượng thành viên lớn, độ tương tác cao, phù hợp với kinh doanh bán lẻ khu dân cư, khu vực lân cận hoặc mô hình group sỉ lẻ,...

  • Sử dụng TikTok: Mới xuất hiện chính thức ở Việt Nam vào năm 2019 song TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng video - mạng xã hội tăng trưởng nhanh nhất. Với thuận toán phân phối video thông minh, doanh nghiệp có thể dễ dàng lên xu hướng và được biết tới một cách rộng rãi chỉ với một vài clip ngắn "bắt trúng" insight khách hàng. Ngoài ra TikTok cũng có thể chạy quảng cáo và đang thử nghiệm TikTok shop dành riêng cho các nhà bán hàng như một nền tảng thương mại điện tử tiềm năng. Bạn có thể cân nhắc đưa TikTok như một kênh thử nghiệm cho chiến lược kinh doanh bán lẻ của mình ngay từ bây giờ để bắt kịp xu hướng.


truyền thông trong chiến lược kinh doanh bán lẻ

Ứng dụng truyền thông mạng xã hội vào chiến lược bán lẻ


7. Áp dụng chiến lược khuyến mãi hợp lý

Khách hàng rất dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi hay giảm giá tri ân. Việc để khách hàng biết đến thương hiệu qua chiến lược này rất phổ biến và có hiệu quả doanh thu cao trong ngắn hạn.

Trong hoạt động kinh doanh bán lẻ, không khí nhộn nhịp rất dễ thu hút, tạo nên hiệu ứng số đông thu hút nhiều người thử và mua. Với chiến thuật này, lượng khách hàng của thương hiệu trong mỗi đọt giảm giá sẽ trở nên đông hơn, giúp tăng doanh số và dần giúp thương hiệu có độ nhận diện đối với khách hàng. 

Tuy nhiên trong chiến lược kinh doanh bán lẻ trung hạn và dài hạn, việc lạm dụng giảm giá, khuyến mại sẽ khiến thương hiệu bị "downgrade" (bị "hạ thấp" trong mắt khách hàng). Cụ thể, khách hàng sẽ cảm thấy chủ doanh nghiệp cố tình định giá quá cao sau đó giảm giá, từ đó nảy sinh tâm lý chờ khuyến mại mới mua, và vô tình khiến nhãn hàng bị đánh giá kém hơn so với đối thủ. 

Do đó, khi lên chiến lược bán lẻ dựa vào khuyến mãi, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ định vị thương hiệu, từ đó định giá sản phẩm hợp lý và hạn chế "spam" các chương trình giảm giá vô tội vạ chỉ để tăng doanh thu nhất thời. 

8. Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng thông minh

Với những cửa hàng bán lẻ, khi số lượng sản phẩm, đơn hàng nhiều sẽ rất khó kiểm soát và thống kê. Do đó, để quản lý hàng trăm, hàng ngàn mã hàng hóa của cửa hàng chủ doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng thông minh với tính năng tự động quét mã vạch, in tem nhãn, tích hợp tính năng quản lý doanh thu tiện ích. Những phần mềm quản lý bán hàng hiện đại được tối ưu hóa thiết kế đã giúp cho việc quản lý đơn hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.  

Hiện nay trên thị trường, phần mềm quản lý bán hàng thông minh POS365 đang được nhiều chủ cửa hàng bán lẻ tin tưởng sử dụng. POS365 là phần mềm đã được tối ưu hóa dành cho ngành bán lẻ với nhiều tính năng thông minh giúp quản lý kho, quản lý hàng hóa, quản lý dòng doanh thu,... hỗ trợ chủ doanh nghiệp quản lý hiệu quả. 

phần mềm bán hàng trng chiến lược kinh doanh bán lẻ

Giải pháp quản lý bán lẻ chuyên nghiệp POS365

9. Chạy chiến dịch marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng (Word-of-mouth marketing) là phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho các chiến dịch truyền thông, góp phần tăng doanh thu. Hiệu ứng truyền miệng có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hàng bán lẻ như thực phẩm, tiêu dùng nhanh, sách truyện, mỹ phẩm,.... 

Với cốt lõi là giới thiệu cho khách hàng mục tiêu những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm, marketing truyền miệng có thể áp dụng linh hoạt dưới dạng blogger/ vlogger, review, seeding.... bên cạnh phương pháp truyền thống. Đây được xem là chiến lược kinh doanh bán lẻ trong dài hạn với chi phí không cao, đồng thời tăng độ tín nhiệm (trust) của thương hiệu trong mắt khách hàng. 

10. Xây dựng chiến lược thương hiệu

Để phát triển bền vững trong ngành bán lẻ, chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thương hiệu. Xây dựng thương hiệu bền vững phải cần một quá trình rất dài và liên tục, nó cần kết hợp nhiều yếu tố cả về mặt hình ảnh cũng như chất lượng. 

Nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ nên tập trung vào doanh thu trước mà bỏ qua hoàn toàn việc branding, đièu này có thể khiến việc phát triển thương hiệu gặp khó khăn, đặc biệt khi muốn tái định vị. Do đó, nếu chưa có điều kiện tập trung xây dựng thương hiệu như các "ông lớn" trong ngành, hãy cố gắng xác định định hướng cơ bản trong lòng khách hàng và chăm chút từ chính những hoạt động kinh doanh. 

Kết luận

Kinh doanh bán lẻ là một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt song luôn có cơ hôi cho những chủ doanh nghiệp biết xác định chiến lược kinh doanh bán lẻ một cách khôn khéo, biết tận dụng cơ hội và những công cụ, giải pháp quản lý thông minh hỗ trợ. Chúc các bạn thành công.