Câu chuyện kinh doanh

Startup là thuật ngữ mà bạn thường nghe rất nhiều hiện nay trên báo đài, truyền hình. Vậy, startup là gì? Về cơ bản thì nó giống như một công ty khởi nghiệp có mô hình kinh doanh mang tính đổi mới.

Startup là gì? Đặc điểm, phân loại các các nguồn đầu tư

Chẳng hạn, bạn đang phát triển một phần mềm nhằm giải quyết một vấn đề phổ biến chưa được giải quyết. Sau khi lập kế hoạch kinh doanh và gọi vốn, bạn nhận được nguồn tài trợ. Như vậy, bạn đã trở thành chủ sở hữu đối với một công ty khởi nghiệp.

Trong bài viết này, POS365 sẽ phân tích thêm về định nghĩa công ty Startup và xem những đặc điểm, phân loại, so sánh với những loại hình kinh doanh khác nhé! 

I. Startup là gì?

Startup (hay còn gọi là start-up) là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, hay còn gọi là khởi nghiệp. Theo nghĩa hẹp hơn, Startup được hiểu là những công ty đang theo định hướng công nghệ, có tham vọng và tầm nhìn lớn. Với mong muốn đổi mới ngành hoặc lĩnh vực cụ thể và thường có tốc độ phát triển nhanh chóng.

Để thành công, các công ty khởi nghiệp cần có sự đổi mới, khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tiềm năng phát triển nhanh chóng và có thể mở rộng quy mô.

startup

Mô hình công ty khởi nghiệp đang phát triển sôi nổi

1.1. Đặc điểm 

Đối với các Startup Company (công ty khởi nghiệp) thường có đặc điểm xuất phát từ một nhóm làm việc nhỏ. Ngoài ra, họ thường thay đổi những vị trí trong công ty do đặc điểm năng động phát triển cũng như sự thay đổi của mô hình khởi nghiệp. 

Khi thành lập, các công ty Startup thường cố gắng duy trì mức chi phí thấp nhất có thể và đảm bảo thu hồi vốn đầu tư trong thời gian ngắn.

Mục tiêu đối với các công ty khởi nghiệp là phát triển trở thành một công ty ổn định, thịnh vượng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh, các Startup thường đối mặt với nguy cơ rủi ro lớn và gặp thất bại.

Do “tỷ lệ tử vong” của các Startup khá cao. Do đó, các đơn vị thành công nhất được gọi là “kỳ lân”. Thuật ngữ này được đề cập nhiều đến những công ty có giá trị thị trường vượt quá 1 tỷ đô la. (Chẳng hạn như POS365). 

Tóm tắt lại về đặc điểm, những Startup có chung 2 đặc điểm sau: 

  • Tính đột phá: Các công ty khởi nghiệp có đặc điểm tạo ra những đột phá, những giải pháp mới mẻ chưa có trên thị trường. Ví dụ: Trong sản xuất có thiết bị đo sức khỏe cá nhân thông minh. Trong công nghệ có phần mềm quản lý bán hàng từ xa POS365, công nghệ in 3D,....

  • Sự tăng trưởng: Đối với các công ty khởi nghiệp, tham vọng phát triển thường không có giới hạn. Đặc biệt, nó có tốc độ tăng trưởng nhanh và tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong thị trường. 

startup

Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp POS365

1.2. Giai đoạn phát triển

Đối với các công ty Startup thường trải qua 4 giai đoạn phát triển sau: 

  • Định hướng

Định hướng được xem là giai đoạn khởi đầu của đại đa số những công ty Startups. Đây là giai đoạn quan trọng liên quan đến những vấn đề như: triển khai ý tưởng ban đầu, lên kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.

Phần này các chủ khởi nghiệp cần lên kế hoạch kinh doanh một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Các số liệu phân tích, các thử nghiệm cần được thực hiện và nắm bắt được thị trường của mình để tránh bị lạc lối.

Đây là thời điểm mà các thành viên trong nhóm khởi nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện. 

startup

Định hướng là giai đoạn khởi đầu vô cùng quan trọng

  • Thử thách

Sau khi đã có định hướng và bắt đầu thực hiện. Các Startup sẽ phải đối mặt với rất nhiều các thử thách mới. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất đối với các công ty khởi nghiệp. 

Đa phần các Startup ở Việt Nam thường không vượt qua được giai đoạn này dẫn đến thất bại hoặc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh. 

Ở giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải tình trạng “vỡ mộng” do không đạt được kỳ vọng như ban đầu đề ra. Các chi phí ngày càng phát sinh nhiều, các tác động từ những yếu tố chủ quan hay khách quan ngày càng ảnh hưởng nhiều. Dẫn đến sự khó khăn ngày càng cao và nguồn lực kinh tế ngày càng cạn kiệt. 

startup

Thử thách là giai đoạn khiến nhiều startup sụp đổ

  • Hòa nhập

Hòa nhập là giai đoạn phục hồi sau những khó khăn của các Startups. Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm làm việc hoạt động ăn ý với nhau hơn. Năng suất lao động tăng, hiệu quả hoạt động được cải thiện từng bước. Công ty đã bắt đầu thấy những mục tiêu ban đầu có dấu hiệu thành công. 

Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như trước. Trong giai đoạn hòa nhập, các mục tiêu ngắn hạn như định hướng ban đầu dần đạt được. Các công ty Start-up sẽ hướng đến củng cố cơ sở hạ tầng, tăng số lượng nhân viên, phát triển sản phẩm và tạo nền móng vững chắc để lên kế hoạch cho các mục tiêu dài hạn tiếp theo. 

  • Phát triển

Phát triển là giai đoạn được nhiều Startups đang hướng đến. Như đã nói ở phần trên về giai đoạn hòa nhập. Thì giai đoạn phát triển, các Startup sẽ lên kế hoạch dài hạn, các mục tiêu mới to lớn hơn. Bộ máy hoạt động lúc này đã trở nên chặt chẽ, có hệ thống hơn. 

Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn ngày càng phát triển của nhân sự sẽ giúp cho công ty phát triển thần tốc hơn. 

startup

Phát triển những mục tiêu mới mang tính dài hạn

III. 5 loại hình khởi nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về Startup nhưng nhìn chung, chúng ta có thể phân loại những loại hình công ty khởi nghiệp theo 6 loại sau đây.

1. Startup phong cách sống

Đây chính là điển hình cho câu nói “Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn”. Nói một cách đơn giản, công ty khởi nghiệp về phong cách sống là những doanh nhân chọn kiếm tiền bằng điều mà họ đam mê và có kỹ năng. 

Khởi nghiệp phong cách sống có thể tận dụng những kinh nghiệm, kiến thức của bạn. Thậm chí, bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng truyền thông và tận dụng nền tảng Internet. 

Ví dụ: 

  • Tiểu thuyết gia viết sách kiếm tiền

  • Các Youtuber có nguồn thu nhập chính từ Youtube

  • Nghệ sĩ

  • Lập trình viên tự do

  • Huấn luyện viên

  • Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

  • Chuyên viên tư vấn kinh doanh, tư vấn tài chính.

Mặc dù những doanh nghiệp khởi nghiệp theo phong cách sống khó có thể trở thành một doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh với nhiều nhân viên. Tuy nhiên, đây là việc kinh doanh khởi nghiệp cung cấp lối sống tốt và bổ ích cho doanh nhân. 

Vì vậy, mỗi chúng ta đều có thể bắt đầu ý tưởng kinh doanh về phong cách sống. Và nếu bạn hết lòng, phấn đấu vì nó, rất có thể bạn sẽ trở thành doanh nhân có phong cách sống.

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ - loại hình khởi nghiệp phổ biến nhất

Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

  • Cửa hàng tạp hóa 

  • Nhà hàng

  • Quán cafe

  • Công ty tư vấn

  • Salon tóc

  • Spa làm đẹp

  • Đại lý du lịch

  • Xưởng mộc

  • Thợ sửa điện, thợ sửa ống nước,...

  • Đại lý bảo hiểm

  • Cửa hàng thương mại điện tử

và nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đều có thể coi là những công ty Startup. Ví dụ điểm khác của loại hình kinh doanh này chính là nhượng quyền thương hiệu. 

startup

Các chủ kinh doanh mô hình quán ăn nhỏ và vừa cũng có thể được gọi là startup

Những người sáng lập của những mô hình kinh doanh này có thể tự gọi mình là những công ty khởi nghiệp. Đơn giản vì có thể họ không muốn làm cho người khác và họ muốn tiếp quản công việc kinh doanh cho riêng mình để kiếm tiền.  

Nguồn vốn đa phần của khởi nghiệp truyền thống là từ tiết kiệm của chính họ, tiền vay ngân hàng hoặc có thể từ người thân, bạn bè. 

Những doanh nghiệp này không có lợi nhuận quá nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại hình khởi nghiệp này chiếm phần lớn nhất tại Việt Nam hay quốc gia khác. Nó đại diện cho “tinh thần kinh doanh” ở nhiều lĩnh vực khác nhau và thu hút, tạo việc làm cho nhiều người. 

3. Khởi nghiệp có thể mở rộng

Đại diện cho cái tên Startup nổi bật nhất hiện nay. Đây là loại hình kinh doanh thường đề cập đến những công ty công nghệ đang phát triển. Ví dụ: Facebook, Uber, POS365,....

startup

POS365 là "kỳ lân công nghệ" với giải pháp đột phá trong quản lý bán hàng

Không giống như những công ty khởi nghiệp truyền thống vừa và nhỏ. Các Startup này muốn phát triển những ý tưởng đột phá của họ, thu hút hàng tỷ người và tạo ra khoản lợi nhuận nhiều tỷ đô la.

Với tầm nhìn như vậy, các Startup công nghệ thường có cho mình một đội ngũ tinh nhuệ. Các công ty này có khả năng lớn kêu gọi nguồn vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của họ. 

Những đặc điểm chung mà các Startup công nghệ sở hữu: 

  • Thị trường mục tiêu tiềm năng có quy mô lớn

  • Ý tưởng/mô hình kinh doanh mới

  • Mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng

  • Khả năng thực thi nhanh có thể dẫn trước đối thủ cạnh tranh. 

  • Nguồn vốn bên ngoài lớn

  • Cấu trúc vốn phức tạp thông qua nhiều vòng cấp vốn. 

  • Cần hoạt động PR tích cực, đưa thông tin rộng rãi trên báo chí.

Mặc dù các công ty Startup có khả năng mở rộng chỉ chiếm một phần nhỏ trong 6 loại hình kinh doanh được kể ra. Tuy nhiên, nó thu hút sự chú ý nhiều của giới truyền thông và các nhà đầu tư kinh doanh ở khắp thế giới. 

4. Các công ty khởi nghiệp có thể mua được

Có một vài những công ty khởi nghiệp được ra đời với tham vọng lớn. Tuy nhiên, trong một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển, nó có thể bị mua lại bởi những “gã khổng lồ”. Những Startup Company này được coi là những công ty khởi nghiệp có thể mua được. 

Ví dụ nổi bật nhất là Instagram. Instagram được “gã khổng lồ” Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD vào năm 2012. 

startup

Instagram là mô hình khởi nghiệp có thể mua được

Thông thường, các doanh nghiệp này thường phát triển thành mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công. Nó mang những đặc điểm như:

  • Thị trường tương đối nhỏ, thị trường ngách chưa được xác định rõ ràng.

  • Có thể bổ sung cho các doanh nghiệp lớn khác.

  • Thị trường tiềm năng định hướng ban đầu không sinh lợi như dự đoán ban đầu.

5. Khởi nghiệp xã hội

Các công ty Startup được tạo ra nhằm mang đến sự khác biệt, tác động tích cực đến cuộc sống. 

Không như những loại hình khởi nghiệp khác, khởi nghiệp xác hội thường ít tạo ra lợi nhuận cao, mặc dù có thể thu được lợi nhuận từ loại hình Startup này (trừ khi nó là tổ chức phi lợi nhuận). Nó được tạo ra với mục đích sử dụng ý tưởng mới để mang đến sự thay đổi tích cực. 

Tóm lại, mỗi loại Startup đều có những đặc điểm khác nhau cả về đặc điểm, nguồn vốn và quy mô. Nó cũng cần những hệ sinh thái khác nhau. Hiểu rõ về những loại này giúp bạn kêu gọi các chính sách hỗ trợ tốt hơn.  

IV. Các nguồn tài trợ cho công ty khởi nghiệp

Như đã đề cập ở trên, các nguồn tài trợ cho các Startup có thể đến từ bạn bè, gia đình, các nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng.

Vậy làm sao để có thể kêu gọi vốn từ những nguồn này một cách hiệu quả. Hãy cùng xem những chú ý khi bạn lựa chọn kêu gọi các nguồn đầu tư, tài trợ khác nhau cho công ty khởi nghiệp của mình.

Nguồn tài trợ từ bạn bè và gia đình

Hầu hết, các Startups đều dựa vào các khoản vay đến từ gia đình hay bạn bè để khởi nghiệp. Tuy nhiên, không giống như bạn vay một vài trăm nghìn hay một vài triệu để tiêu. Việc kêu gọi vốn từ gia đình, bạn bè cần được thực hiện cẩn thận. 

4 điều không thể thiếu khi bạn kêu gọi nguồn vốn từ bạn bè, gia đình: 

  • Trình bày kế hoạch, dự định, mục tiêu của bạn

  • Đề xuất thời gian, các khoản trả nợ rõ ràng

  • Chia sẻ kế hoạch dự phòng của bạn khi xảy ra rủi ro

  • Tạo thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký 2 bên

startup

Gọi vốn đầu tư từ gia đình, bạn bè, người quen

Huy động vốn từ cộng đồng

Ngày nay, có nhiều các công ty khởi nghiệp đã kêu gọi vốn từ cộng đồng. Họ tạo ra những giá trị tuyệt vời và kêu gọi cộng đồng hỗ trợ họ để duy trì những kiến thức, những giá trị đó. 

Sự gia tăng huy động vốn cộng đồng lớn đã tạo cuộc cách mạng về nhận thức cộng đồng và giúp các Startup có thể nhận được nguồn vốn đáng kể.

startup

Huy động nguồn vốn từ cộng đồng

Nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm

Nhiều công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư vào những công ty khởi nghiệp để thu về lợi nhuận khi công ty đó phát triển.

Các nhà đầu tư mạo hiểm đóng vai trò tích cực trong công việc kinh doanh, họ có thể tham gia vào quá trình hoạt động của công ty khởi nghiệp. 

Vì các khoản đầu tư này được đổi từ vốn của chủ Startup thay vì nợ, công ty của bạn cần phải thể hiện và hứa hẹn về tiềm năng tăng trưởng cao để có thể thu hút được nguồn vốn này. 

startup

Kêu gọi đầu tư thông qua các vòng gọi vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm

Nhà đầu tư thiên thần

Các nhà đầu tư thiên thần đa phần là những người dư tiền để chi cho các khoản đầu tư có thể rủi ro. Họ cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp và hy vọng thu về những lợi nhuận đầu tư cao. 

Nhiều khi, các nhà đầu tư thiên thần cung cấp vốn trong giai đoạn khởi nghiệp của các công ty khởi nghiệp khi họ đang thiếu nguồn vốn. 

startup

Nguồn hỗ trợ tiền từ các nhà đầu tư thiên thần

Nguồn vay ngân hàng

Một trong những khoản tiền lớn nhận được khi bạn vay ngân hàng. Đa phần hiện nay, các ngân hàng đều có chính sách hỗ trợ dành cho các Startup. Bạn cần làm hồ sơ vay vốn khởi nghiệp bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu, nguồn thu nhập trả nợ, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn vay. 

startup

Vay ngân hàng là cách làm đa số các công ty khởi nghiệp thực hiện và thành công

Như vậy là chúng ta đã biết định nghĩa về Startup là gì, đặc điểm, phân loại và cách kêu gọi những nguồn vốn cho các công ty khởi nghiệp. Mong rằng thông qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thuật ngữ vô cùng “hot” này!

Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z cho các Startup.