Câu chuyện kinh doanh

Quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy quản lý sản xuất là gì? Tầm quan trọng cũng như quy trình sản xuất hiệu quả nhất hiện nay là gì? Tham khảo ngay!

Quản lý sản xuất là gì? Quy trình và công việc của quản lý sản xuất

I. Quản lý sản xuất là gì? Nhà quản lý sản xuất là gì? 

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Người chịu trách nhiệm tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. 

Quản lý sản xuất là gì? Nhà quản lý sản xuất là gì?

Khái niệm quản lý sản xuất và Nhà quản lý sản xuất

Nhà quản lý sản xuất là gì? Nhà quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như chất lượng, số lượng hàng hóa sản xuất theo đúng kế hoạch. Đây được coi là vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

II. Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp 

Quản lý sản xuất là gì? Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp như thế nào? 

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quản lý sản xuất có vai trò quan trọng và mối quan hệ mật thiết đến sự thành công của doanh nghiệp. Nhờ đó, đem đến những thành tựu to lớn, giúp doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh trước đối thủ cạnh tranh, cụ thể: 

  • Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đề ra: Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bán hàng và kinh doanh đã đề ra bằng cách sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 

  • Nâng cao uy tín kinh doanh: Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm chính là cách để thu hút, giữ chân khách hàng và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 

  • Giảm chi phí  sản xuất: Quản lý sản xuất nhằm bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách phù hợp và thận trọng. Từ đó tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Cách quản lý kho vật tư tránh thất thoát hàng hoá hiệu quả

III. Công việc quản lý sản xuất là gì? 

Quản lý sản xuất là làm gì? Sau đây là công việc quản lý sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo nhé. 

Đánh giá năng lực sản xuất 

Đánh giá năng lực sản xuất là cách giúp doanh nghiệp xác định xu hướng, thị trường tiềm năng. Từ đó, có những đánh giá, cân đối với năng lực sản xuất của mình, có đáp ứng được không và đáp ứng được ở mức độ nào? 

Hoạch định nhu cầu về nguyên, vật liệu 

Dựa vào những đánh giá nhu cầu thị trường tiềm năng cùng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, nhà quản lý cần đưa ra hoạch định về nhu cầu các loại nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành việc sản xuất theo kế hoạch. 

Hoạch định nhu cầu về nguyên, vật liệu

Hoạch định nhu cầu về nguyên, vật liệu

Nhà quản lý sản xuất cần tính toán: 

  • Lượng nguyên liệu cần dùng 

  • So sánh lượng tồn kho sẵn sàng 

  • Tính toán lượng nguyên, vật liệu cần bổ sung. 

Cuối cùng, tính toán được nhu cầu bán thành phẩm mà từng công đoạn đã sử dụng, tồn kho bán thành phẩm sẵn sàng, từ đó tính được lượng bán thành phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất. 

Quản lý giai đoạn sản xuất 

Nhà quản lý sản xuất cần đưa ra quy trình sản xuất chi tiết và thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh. 

Quản lý chất lượng sản phẩm 

Quản lý, kiểm định hàng hóa, chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường là điều cần thiết và quan trọng mà nhà quản lý cần thực hiện với mỗi lô sản xuất. 

Quản lý chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng sản phẩm

Định giá sản phẩm 

Là bước bắt buộc mà nhà quản lý cần thực hiện. Giá thành của sản phẩm phải được tính toán dựa trên chi phí cho nguyên liệu, hao mòn máy móc và hao phí lao động của nhân viên cũng như dựa trên nhu cầu thị trường. Ngoài ra, giá của sản phẩm cần phải dựa trên mức giá của đối thủ. 

Quản lý sau sản xuất 

Sau khi hoàn thành các đơn đặt hàng, nhà quản lý nên tiếp nhận các phản hồi của khách hàng. Việc bảo hành nhanh chóng và đúng quy định, đưa ra những phản hồi khách quan để làm hài lòng khách hàng.

V. Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả nhất hiện nay 

Để quản lý sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình sản xuất sau đây: 

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất kinh doanh 

Nhu cầu sản xuất kinh doanh được xác định từ kế hoạch sản xuất do Bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kế kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với đơn đặt hàng, mặt hàng có thể thay đổi thường xuyên theo nhu cầu nên thường không lên kế hoạch trước được. 

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất kinh doanh

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất kinh doanh

Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất 

Để lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp cần nắm được thông tin về: 

  • Dự báo tiêu thụ hàng hóa từ bộ phận bán hàng 

  • Đơn đặt hàng 

  • Lịch giao hàng 

  • Và xác định tồn kho cùng nguồn lực để tiến hành kế hoạch sản xuất. 

Bước 3: Sắp xếp lịch sản xuất chi tiết 

Nhà quản lý sản xuất cần xây dựng bản kế hoạch chi tiết về công tác triển khai sản xuất hàng hóa trên các chuyền sản xuất. 

Bước 4: Phát hành lệnh sản xuất 

Phân chia công việc cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện. Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất. 

công việc quản lý sản xuất là gì

Bước 4: Phát hành lệnh sản xuất

Bước 5: Thống kê sản xuất, hoàn thành và đóng lệnh sản xuất 

Nhà quản lý sản xuất cần phải có số liệu thống kê chi tiết về: 

  • Lượng sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng 

  • Nhập lại nguyên liệu thừa 

  • Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất 

Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành cần được tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng lệnh để xác nhận hoàn thành. 

>> Bạn đã biết? Phần mềm quản lý kho Excel có tốt không? Giải pháp là gì?

IV. Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp 

Sau khi tìm hiểu khái niệm quản lý sản xuất là gì hãy cùng khám phá mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp dưới đây nhé. 

Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào quy mô, đặc thù của ngành nghề sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình tổ chức và quản lý sản xuất khác nhau. Nhìn chung, một doanh nghiệp sản xuất sẽ có những bộ phận chính sau: 

  • Bộ phận quản lý: Vị trí Giám Đốc sản xuất, trưởng - phó phòng sản xuất. Đây là vị trí quan trọng, giữ nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp tạo ra hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp. 

  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Hoạt động của bộ phận sản xuất phụ trợ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất chính, đảm bảo mọi hoạt động sản xuất chính được diễn ra trơn tru và liên tục. 

  • Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng các phế liệu, phế phẩm của hoạt động sản xuất chính để tạo ra những loại hàng hóa, sản phẩm phụ. 

  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Đảm bảo cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, thiết bị và dụng cụ lao động. 

Như vậy trong bài viết này POS365 đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm quản lý sản xuất là gì cũng như quy trình và công việc của nhà quản lý sản xuất. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực sản xuất nhé. 

>> Đọc thêm: Tổng hợp 15+ phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay