Câu chuyện kinh doanh

Quản lý kinh doanh là thuật ngữ được nhiều người tìm hiểu để định hướng nghề nghiệp cho mình. Bạn có thể nhận thấy có rất nhiều trường đại học hiện nay nhận đào tạo chuyên ngành này.

Quản lý kinh doanh là gì? Mô tả công việc quản lý kinh doanh

Nếu như bạn vẫn biết về khái niệm này và công việc đảm nhận khi bước vào doanh nghiệp. Đừng quá lo lắng, mọi thứ sẽ được POS365 giới thiệu trong bài viết dưới đây.

I. Quản lý kinh doanh là gì?

Kinh doanh là lĩnh vực gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và đặc thù cố định cho từng ngành. Bạn có thể hiểu đây là việc thực hiện mua và bán trên thị trường để mang về một lượng tiền bù vốn và thu lãi sau thời gian thực hiện.

Quản lý kinh doanh là gì?

Quản lý kinh doanh là gì?

Quản lý kinh doanh (Business Management) có nghĩa là sự tác động của chủ thể quản lý với cách thức thực hiện liên tục. Mọi thứ được tổ chức bởi đối tượng quản lý là những người tiến hành tạo giá trị cho doanh nghiệp. Họ sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để nắm lấy cơ hội học động kinh doanh của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Mọi thứ phải thực hiện theo đúng thông lệ và tuân thủ pháp luật nhà nước. 

II. Mô tả công việc quản lý kinh doanh

Tùy vào từng mô hình của doanh nghiệp, người quản lý kinh doanh sẽ phụ trách số nhiệm vụ được giao tương ứng. Nếu đảm nhiệm vị trí này bạn phải chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược kinh doanh và quản lý mọi hoạt động hàng ngày để đảm bảo công ty vận hành hiệu quả.

2.1. Công việc chính của người quản lý kinh doanh

  • Đánh giá và xác định những cơ hội kinh doanh mới để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp trong thị trường hiện tại và tương lai.

  • Xây dựng mục tiêu kinh doanh của công ty và cửa hàng.

  • Thực hiện công đoạn tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh mới.

  • Thực hiện đánh giá nhân viên để xác định những vấn đề cần loại bỏ và thay đổi.

  • Xây dựng chiến lược công ty.

  • Đảm bảo có đủ nguồn nhân sự, dụng cụ và thiết bị hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

  • Phát triển ngân sách công ty toàn diện và thực hiện phân tích ngân sách định kỳ.

  • Đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chính sách và nguyên tắc pháp lý.

  • Đánh giá hiệu quả tổng thể của hoạt động kinh doanh.

Công việc chính của người quản lý kinh doanh

Công việc chính của người quản lý kinh doanh

2.2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với vị trí quản lý kinh doanh

Với vị trí là quản lý thì 2 kỹ năng giao tiếp và quản lý đóng góp vào quá trình làm việc cực kỳ hiệu quả. Để đáp ứng được điều này, người đảm nhận vị trí này cần phải có:

  • Bằng cử nhân chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Khoa học quản lý, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

  • Có trên 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương ứng.

  • Sở hữu kỹ năng quản trị xuất xắc.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

  • Hiểu biết và luật đặc biệt là luật kinh doanh.

  • Tư duy tổ chức và sắp xếp công việc.

Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối

Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối

Có thể bạn quan tâm: Cách quản lý kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay

III. Học gì để trở thành một người quản lý kinh doanh giỏi

Để trở thành một nhà quản lý kinh doanh, bạn cần theo học những chuyên ngành như là Quản trị du lịch, Quản trị nhân sự, Quản lý nhà hàng, Quản lý khách sạn hay Quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó kết hợp với một số ngành học chuyên sâu khác.

Hiện nay, mọi trường đại học có chuyên ngành này đều áp dụng mô hình chuẩn quốc tế. Từ nội dung cho đến phương pháp dạy học đều từ những thành tựu của nhiều nước có nền giáo dục phát triển. Điều này giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được kiến thức cốt lõi làm sao để làm chủ các kỹ năng về quản trị hoạt động kinh doanh.

Các chuyên gia đánh giá rằng nguồn nhân lực quản trị kinh doanh tại Việt Nam đang được trẻ hóa với niềm tin vào sự phát triển doanh nghiệp. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao cần được khai thác tạo cơ hội mở rộng.

Tham khảo thêm: Top 5 phần mềm quản lý kinh doanh tốt nhất hiện nay

Tổng kết

Quản lý kinh doanh là vị trí yêu cầu người đảm nhiệm cần có kiến thức, kinh nghiệm hoạt động lâu năm mới có thể đảm bảo được quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trên đã có thể giúp bạn hiểu thêm về chủ đề trên. Chúc các bạn thành công!