Câu chuyện kinh doanh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý cửa hàng bán lẻ, trong đó việc thiết lập giá bán để tối đa hóa doanh thu của bạn là điều mà bài viết này hướng đến. Vậy làm sao để bạn có thể lên một danh sách giá bán hợp lý. Hãy cùng POS365 tìm hiểu và lên chiến lược hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh của bạn nhé.

Cách định giá sản phẩm cho cửa hàng bán lẻ

Chi phí sản phẩm và lợi nhuận

Chi phí hàng hóa cũng bao gồm chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng. Các chi phí liên quan đến điều hành doanh nghiệp, được gọi là chi phí hoạt động, bao gồm các khoản mục như quảng cáo, bảng lương, tiền thuê tòa nhà, vật tư văn phòng .

Một khi bạn đã hiểu rõ  hơn về giá trị sản phẩm của bạn, hãy xem cách cạnh tranh của bạn và những đối thủ để thiết lập một chuẩn mực cho giá của bạn. Có 5 loại khách hàng cho thị trường bán lẻ, tập trung vào họ và kết hợp với cách lên giá để đạt được hiệu quả tốt nhất cho mô hình kinh doanh.

Là cửa hàng bán lẻ, bạn cũng cần kiểm tra các kênh phân phối của mình, chẳng hạn như bán hàng trực tuyến thông qua trang web của riêng bạn, thông qua các cửa hàng chính thống và thông qua các nhà cung cấp khác.

Chiến lược lên giá sản phẩm 

Trước khi bạn có thể xác định chiến lược giá bán lẻ nào sẽ phù hợp cho sản phẩm của mình, bạn phải xem xét chi phí trực tiếp của sản phẩm và các chi phí liên quan khác. Hai yếu tố chính của chi phí sản phẩm tổng thể là chi phí hàng hóa và vận hành.

Dựa trên giá sản phẩm tiêu chuẩn : Quản lý cửa hàng bán lẻ với giá bán sản phẩm được tính bằng cách thêm một giá trị có sẵn để làm tiêu chuẩn. tỷ lệ % lợi nhuận được tính vào chi phí của hàng hóa. Ví dụ, nếu mặt hàng của bạn có tiêu chuẩn ngành được bán với giá 20.000 đồng và bạn bán lẻ nó với giá 40.000 đồng. Vậy thì tỷ lệ % của bạn là 20.000/40.000 đồng = 50%. Chú ý về giá trị tiêu chuẩn của bạn cần phải cao để có thể tăng hoặc giảm giá để bù đắp hao hụt (trộm cắp) và các chi phí dự kiến khác, và đạt được lợi nhuận tốt nhất. 

Giá nhà cung cấp: Giá bán lẻ đề xuất của nhà sản xuất (MSRP) là một chiến lược phổ biến được sử dụng ở đa số các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ hiện nay để tránh cạnh tranh và vẫn duy trì lợi nhuận ổn định. 

Đối với bất kỳ sản phẩm nào bạn bán lại, bạn sẽ thấy một số nhà cung cấp có giá quảng cáo tối thiểu (MAP) và có thể không cho phép bạn tiếp tục bán sản phẩm của họ nếu bạn cố gắng bán với giá thấp hơn MAP của họ.

Giá cả cạnh tranh: Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và thường so sánh giá khi mua sắm nhiều nơi để có được giá tốt nhất. Các cửa hàng bán lẻ nên xem xét giá cạnh tranh những khu vực gần cửa hàng của mình để có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng, vượt trội và khiến khách hàng lựa chọn mua ở nơi của bạn hơn là cửa hàng khác. Điều này dựa vào:  

  1. Giá dưới mức cạnh tranh đơn giản là giá sản phẩm thấp hơn giá của đối thủ. Chiến lược này hoạt động tốt nếu bạn là cửa hàng đã thương lượng giá mua thấp nhất từ các nhà cung cấp, giảm chi phí khác và phát triển chiến lược tiếp thị để tập trung vào mức giá này. 

  2. Giá cả uy tín, hoặc giá cao hơn đối thủ có thể được xem xét khi bạn là cửa hàng cung cấp độc quyền. Đây là cách quản lý cửa hàng bán lẻ dự trữ hàng hóa chất lượng cao không có sẵn tại các địa điểm khác và nó sẽ thành công trong việc định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh.

Định giá tâm lý: Định giá tâm lý là một kỹ thuật đặt giá ở một mức nhất định trong đó người tiêu dùng nhận thấy giá là công bằng, giá hời. Phương pháp phổ biến nhất là định giá bán lẻ, sử dụng các số liệu kết thúc bằng 5, 7 hoặc 9, chẳng hạn như $ 15,97. Tâm lý người tiêu dùng có xu hướng làm tròn giá từ $ 9,95 xuống còn $ 9, thay vì $ 10.

Keystone: Keystone liên quan đến việc tăng gấp đôi chi phí trả tiền cho hàng hóa để thiết lập giá bán lẻ. Mặc dù đây từng là quy tắc định giá sản phẩm, nhưng sự cạnh tranh khốc liệt hơn và bối cảnh bán lẻ liên tục thay đổi đã khiến một số cửa hàng bán lẻ sử dụng các phương pháp khác ngoài Keystone. 

Nhiều mức giá: Phương pháp này liên quan đến việc nhiều sản phẩm vào một mức giá, chẳng hạn như ba mặt hàng với giá 1 đô la. Chiến lược này không chỉ tuyệt vời cho các sự kiện giảm giá hoặc sự kiện bán hàng, mà bạn có thể nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng mua với số lượng lớn hơn khi bạn sử dụng chiến lược này khi quản lý cửa hàng bán lẻ. 

Chiến lược giá dựa trên chiết khấu

Chiết khấu là một phần không thể thiếu của bán lẻ. Chiết khấu có thể bao gồm các phiếu giảm giá theo mùa, voucher, tích điểm khách hàng. Chiến lược này giúp tăng lưu lượng truy cập hơn và mang lại tiềm năng với các mặt hàng có giá trị cao hơn.

Một điểm bán lẻ cũng không thể thiếu hệ thống POS (điểm thanh toán). Và để thuận lợi hơn trong việc tính toán, chiết  khấu % đơn hàng được đơn giản hơn, một phần mềm quản lý cửa hàng bán lẻ POS365 được đưa ra nhằm giúp bạn có thể làm việc này dễ dàng. Mọi hoạt động tính tiền, thanh toán được tự động hóa, giảm sự nhầm lẫn. Ngoài tính năng thanh toán, POS365 cũng giúp bạn kiểm soát hàng hóa với từng hạn sử dụng khác nhau, kiểm tra hàng hóa tồn kho để lên kế hoạch tiêu thụ được nhanh chóng. Doanh thu hàng ngày cũng dễ dàng nắm bắt hơn.