Câu chuyện kinh doanh

Nhiều người thường thắc mắc về tình trạng của bản thân rằng mặc dù họ kiếm được số tiền khá ổn định hàng hàng nhưng lại thường rơi vào tình trạng viêm màng túi và không thể tiết kiệm được. Điều này cho thấy rằng bạn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu và nếu không tìm cách khắc phục ngay thì tương lai sẽ rất khó khăn để đạt được những kế hoạch dài hạn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân cho giới trẻ.

Tìm hiểu các phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả cho giới trẻ

I. Quản lý chi tiêu là gì?

Quản lý chi tiêu được hiểu là hình thức sắp xếp và phân bổ nguồn tiền của bản thân thành những khoản tiền hợp lý để sử dụng. Trong trường hợp nếu chi tiêu cá nhân tốt thì bạn sẽ không bao giờ lo lắng bởi áp lực tiền bạc trong cuộc sống.

Quản lý chi tiêu là gì?

Quản lý chi tiêu là gì?

Quá trình lập kế hoạch tài chính sẽ bao gồm theo dõi, xem xét đánh giá và điều chỉnh chi tiêu dựa trên tình hình thực tế. Việc này phải được thực hiện hàng ngày, hàng tháng thậm chí bằng năm.

Hiểu một cách đơn giản quản lý chi tiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi tiêu và các khoản thu nhập và khoản đầu tư trong tương lai. Vậy nên nếu làm tốt việc này, bạn sẽ có khả năng kiểm soát tốt dòng tiền của mình, đồng thời dễ dàng thiết lập mục tiêu tài chính trong tương lai, và đặc biệt là chủ đồng hơn với các vấn đề xảy ra và giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

>> Xem thêm: Gợi ý Top 10 phần mềm quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay

II. 5 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Sau đây POS365 sẽ giới thiệu với bạn các phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả, cụ thể như sau:

2.1 Tiết kiệm trước - chi trả sau

Thông thường bạn sẽ phải để ra các khoản chi trước, mục tiết kiệm sau nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì mục này thường bị hút đi hoặc có tháng bạn không thể tiết kiệm được đồng nào vì chi tiêu hoang phí.

Tiết kiệm trước chi trả sau

Tiết kiệm trước - chi trả sau

Bằng cách trích 10% thu nhập hàng tháng để bỏ túi tiết kiệm thì bạn đã có thể thành công trong quá trình thực hiện phương pháp này. Phần tiền còn lại bạn có thể chi tiêu thoải mái hoặc chia thành nhiều khoản, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nhưng khả năng sinh lời không cao và cần kiên trì.

2.2 Quy tắc 50/30/20 - Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên dễ dàng nhất

Với phương pháp quản lý chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 thì đây được đánh giá là phương pháp khá hiệu quả cho các sinh viên. Theo phương pháp này, bạn phân chia thu nhập được vào 3 khoản:

  • 50% cho chi tiêu cố định (như thuê nhà, tiền điện, tiền nước, xe cộ,…) hay còn gọi là những khoản chi tiêu bắt buộc sẽ phải chi trả hàng tháng.

  • 30% cho chi tiêu không cố định (như ăn uống, giải trí, mua sắm, văn hoá - giáo dục,…) đây có thể là những khoản chi tiêu không cố định và dễ bị lãng phí tiền.

  • 20% để tiết kiệm hoặc đầu tư (để đảm bảo điều kiện tài chính lâu dài)

Quy tắc 50/30/20 Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên dễ dàng nhất

Quy tắc 50/30/20 - Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên dễ dàng nhất

Bạn có thể áp dụng bằng cách:

  • Lập một bảng tính để theo dõi các khoản thu nhập và chi tiêu hàng tháng của mình.

  • Chia sẻ một phần nhỏ của tiền chi tiêu (khoảng 5%) cho những khoản chi phát sinh, không thể tính trước được.

  • Giảm chi tiêu vào những thứ không quan trọng để chi tiêu cho những thứ quan trọng và tiết kiệm hơn.

  • Thay vì mua các sản phẩm đắt tiền, bạn có thể thay thế bằng những sản phẩm cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn. 

Điều quan trọng là bạn phải tự quyết định chi tiêu của mình sao cho phù hợp với ngân sách và tiết kiệm được khoản tiền đến 20% mỗi tháng. Nếu bạn có thể giữ chặt theo phương pháp này, bạn có thể đảm bảo được tình hình tài chính của mình trong dài hạn.    

2.3 Quy tắc 6 chiếc lọ - Cách quản lý chi tiêu gia đình đảm bảo thành công

Quy tắc 6 chiếc là là một phương pháp quản lý tiêu khá hiệu quả cho gia đình. Theo phương pháp này, bạn phân chia thu nhập được 6 chiếc lọ khác nhau, bao gồm:

  • Lọ 1 (55%): cho các nhu cầu thiết yếu như sinh hoạt, tiền nhà, chi trả hoá đơn.

  • Lọ 2 (10%): phục vụ các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe,... bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm hoặc nuôi heo.

  • Lọ 3 (10%): dành cho giáo dịch bao gồm các khóa học phát triển kỹ năng, hội thảo,... để nâng cao kiến thức bản thân đồng thời tăng cơ hội có được thu nhập tốt hơn.

  • Lọ 4 (10%): giúp bản thân bạn thoải mới và tạo động lực cho những kế hoạch sắp tới chẳng hạn như du lịch, làm việc, mua sắm.

  • Lọ 5 (10%): Góp vốn kinh doanh, mua bất động sản và đầu tư sinh lời tạo thu nhập thụ động giúp bạn đề phòng khi mất việc hay rủi ro tài chính xảy ra bất ngờ.

  • Lọ 6 (5%): Bạn có thể chi khoản chi này để từ thiện, giúp đỡ mọi người bạn có thể giảm đi một ít những không nên cắt hản bởi cuộc sống vẫn cần có sự chia sẻ.

Quy tắc 6 chiếc lọ Cách quản lý chi tiêu gia đình đảm bảo thành công

Quy tắc 6 chiếc lọ - Cách quản lý chi tiêu gia đình đảm bảo thành công

Với quy tắc này, bạn có thể áp dụng bằng cách:

  • Đánh giá chi tiêu của gia đình trước và phân tích chi tiêu hàng tháng của mỗi chiếc lọ. 

  • Giữ cho khoản tiền mỗi lọ không được dùng cho mục đích khác. 

  • Nếu có thừa tiền ở một phần, chuyển sang phần tiết kiệm hoặc dùng cho mục đích khác.

  • Kiểm soát chi tiêu trong mỗi lọ và điều chỉnh theo nhu cầu của gia đình.

Việc áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ giúp cho bạn giữ được sự cân bằng trong chi tiêu, bảo vệ và tăng cường tình trạng tài chính hằng ngày của gia đình. 

>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 10+ phần mềm quản lý tài chính cá nhân hữu ích

2.4 Quản lý chi tiêu 10/20/70 - Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân cho sinh viên

Theo phương pháp này, bạn phân chia chi tiêu của mình thành 3 khoản:

  • 10% cho tiết kiệm và đầu tư: Bạn nên dành 10% của thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai. Việc này sẽ giúp bạn tích lũy được một khoản tiền dự trữ, có khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc tăng cường tài sản của mình.

  • 20% cho chi tiêu riêng: Bạn nên dành 20% chi tiêu để mua các vật dụng và thực phẩm cá nhân, giải trí, hay mua sắm cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng chi tiêu trong khoản này ở mức phù hợp với thu nhập của mình để tránh tình trạng thiếu tiền hoặc lãng phí tiền một cách không cần thiết.

  • 70% cho chi tiêu bắt buộc: Bạn nên dành 70% chi tiêu cho các chi phí bắt buộc đường như thuê nhà, tiền điện, nước, học phí và các chi phí khác. Việc này giúp bạn đảm bảo các chi phí cố định hàng tháng cũng như cung cấp các nhu cầu cơ bản.

Quản lý chi tiêu 10/20/70 Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân cho sinh viên

Quản lý chi tiêu 10/20/70 - Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân cho sinh viên

Để áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Lập một bảng tính để ghi nhận thu nhập và chi tiêu của mình trong các tháng.

  • Xác định các khoản chi tiêu bắt buộc và tính toán cho những khoản này bằng 70% của thu nhập.

  • Sau đó, tính toán tổng số tiền còn lại và phân chia nó theo tỷ lệ 10% và 20% cho tiết kiệm và chi tiêu riêng của bạn.

  • Điều chỉnh để phù hợp với thu nhập và các chi phí riêng của bạn và theo dõi việc thực hiện trong quá trình tiếp theo.

Nếu bạn áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu này, bạn sẽ đảm bảo được một ngân sách điều chỉnh và khả năng tiết kiệm cho tương lai. 

2.5 Quản lý chi tiêu gia đình bằng sổ tay Kakeibo của người Nhật

Sổ tay Kakeibo là một phương pháp quản lý chi tiêu thực dụng của người Nhật. Theo phương pháp này, bạn sẽ ghi chép lại tất cả các khoản chi tiêu của gia đình mình trong một cuốn sổ tay, và cập nhật hàng tháng. Phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo có 4 bước cơ bản như sau:

Quản lý chi tiêu gia đình bằng sổ tay Kakeibo của người Nhật

Quản lý chi tiêu gia đình bằng sổ tay Kakeibo của người Nhật

2.5.1 Bước 1: Ghi chép và phân loại các khoản chi tiêu

Hàng ngày, bạn cần ghi lại tất cả các khoản chi tiêu của gia đình mình trong sổ tay Kakeibo. Ví dụ như: tiền nhà, tiền điện, nước, thực phẩm, quần áo, đi lại, giải trí… Sau khi ghi lại, bạn cần phân loại các khoản chi tiêu này thành các phần riêng biệt để đánh giá toàn diện các khoản chi tiêu.

2.5.2 Bước 2: Xác định các mục tiêu tài chính

Mỗi gia đình đều có những mục tiêu tài chính riêng cho mình. Vì vậy, bạn cần xác định rõ những mục tiêu tài chính của gia đình, ví dụ như mua một chiếc xe máy, gửi tiết kiệm, đầu tư… Sau đó, tính toán khoảng thời gian và số tiền cần thiết để đủ điều kiện hoàn thành các mục tiêu đó.

2.5.3 Bước 3: Tổng kết toàn bộ chi tiêu của tất cả các khoản

Sau khi đã ghi chép toàn bộ các khoản chi tiêu của gia đình và xác định rõ mục tiêu tài chính, bạn cần tổng hợp lại các chi tiêu này thành các mục với các tổng số khác nhau. Bằng việc so sánh mức chiêu với thu nhập, bạn sẽ dễ dàng xác định được các mục cần điều chỉnh để có thể đạt được mục tiêu tài chính.

2.5.4 Bước 4: Đặt ra kế hoạch chi tiêu

Sau khi đã phân tích xác định các khoản chi tiêu và mục tiêu tài chính, bạn cần đặt ra kế hoạch chi tiêu cho các khoản chi để sao cho có thể gắn kết giữa chi tiêu và mục tiêu tài chính. Bằng cách hoạch định thực hiện từng khoản chi tiêu tốt hơn, cùng với việc giảm chi tiêu không cần thiết, bạn sẽ dần đạt được mục tiêu của gia đình.

>> Xem thêm: Top 12 phần mềm quản lý chi tiêu trên điện thoại được tin dùng nhất

III. Các lưu ý giúp quản lý chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm nhiều hơn

Để có quản lý chi tiêu một cách hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý một số mẹo sau để có thể thành công trong quá trình tiết kiệm.

3.1 Đặt ra mục tiêu rõ ràng trong tài chính

Mọi người cần đặt ra những thói quen tiêu tiền bừa bãi mà không theo một hướng cụ thể nào, dẫn đến hiện tượng chi tiêu quá mức. Do đó ngay từ bây giờ bạn cần phải rõ ràng về các mục tiêu tài chính đồng thời lập ra một kế hoạch chi tiết nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu. 

Việc này không chỉ giúp bạn tập trung mà một mục tiêu rõ ràng sẽ thúc đẩy bạn mỗi ngày trên con đường đạt được nhiều mong muốn. Bạn có thể liệt kê các mục tiêu tài chính ngắn hạn như mua điện thoại, trả hết nợ ngân hàng,… hoặc các mục tiêu dài hạn như khởi nghiệp, lập gia đình, mua nhà, nghỉ hưu,… để có định hướng rõ ràng hơn.

3.2 Phân bổ chi tiêu hợp lý

Việc phân bổ chi tiêu một cách hợp lý sẽ giúp bạn hiểu được dòng tiền cũng như thói quen chi tiêu từ đó xác định những khoản chi không hợp lý để loại bỏ và lập kế hoạch tài chính trong tương lai. Dựa trên nhu cầu chi tiêu hàng tháng bạn hoàn toàn có thể chia các khoản thu thành các khoản chi khác nhau.

Đây là một việc làm vô cùng cần thiết để có thể mang lại kết quả bất ngờ khi quản lý tài chính cá nhân. Nhưng mỗi người đều sẽ có sở thích và nhu cầu khác nhau vậy nên bạn cần tự mình tìm ra phương pháp phù hợp cho bản thân mình. 

Các lưu ý giúp quản lý chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm nhiều hơn

Các lưu ý giúp quản lý chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm nhiều hơn

3.3 Thay đổi thói quen mua sắm

Hầu như giới trẻ hiện nay đều thích mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử. Sức hấp dẫn của các mã khuyến mại và các đợt giảm giá khiến chúng ta mua những mặt hàng không cần thiết. Điều này rất dễ gây lãng phí rất nhiều tiền vì chúng sẽ sớm phải mua những món đồ khác để thay thế.

Bạn nên tập cho mình thói quen trước khi đi mua sắm, bạn nên chuẩn bị sẵn một danh sách những thứ cần thiết và quan trọng, ước tính chi phí rồi cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp. Lưu ý rằng bạn nên ưu tiên những món đồ có chất lượng tốt để thời gian sử dụng lâu dài hơn.

3.4 Tiết kiệm ngay khi có thu nhập

Tiết kiệm ngay khi có thu nhập để quản lý chi tiêu là cách tiếp cận tiết kiệm thông minh và hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu của gia đình. Theo cách tiếp cận này, bạn sẽ tiết kiệm một phần thu nhập của mình ngay khi nhận được nó, chứ không phải sau khi đã chi tiêu hết. Điều này giúp bạn có được một tài khoản tiết kiệm dự phòng để sử dụng cho các tình huống khẩn cấp hoặc các mục đích đầu tư tài chính.

Chú ý rằng, bạn không cần phải tiết kiệm toàn bộ thu nhập của mình, mà chỉ cần tiết kiệm một phần nhỏ để tạo ra một nền tảng tiết kiệm vững chắc và phát triển từ đó. Hãy tìm thời điểm phù hợp để bắt đầu tiết kiệm ngay khi bạn có thu nhập, và giữ cho việc tiết kiệm trở thành một thói quen hàng ngày để tăng khả năng quản lý chi tiêu của gia đình bạn. 

Trên đây là những thông tin về quản lý chi tiêu cá nhân hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn trong quá trình tìm được phương pháp phù hợp trong việc kiểm soát chi tiêu.