Kinh doanh nhà hàng - cafe

Mở quán cà phê ở nông thôn tưởng chừng rất đơn giản và dễ thành công, nhưng nếu không có kế hoạch chuẩn bị cũng như các chiến lược kinh doanh thì chắc chắn sẽ thất bại. Dưới đây là những thông tin chi tiết quan trọng để kinh doanh quán cafe nông thôn thành công mà POS365 đã tổng hợp được. Khám phá ngay! 

Tư vấn mở quán cafe ở nông thôn đầy đủ và chi tiết nhất 2024

I. Có nên mở quán cà phê ở nông thôn? 

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu đa dạng về giải trí, nghỉ dưỡng cũng được quan tâm hàng đầu. Vì thế, việc mở quán cafe ở nông thôn là ý tưởng kinh doanh sáng tạo, đem lại nhiều tiềm năng và những cơ hội phát triển. 

Khi mở quán cafe ở nông thôn bạn sẽ có được những lợi thế nhất định so với ở thành thị. Cụ thể: 

  • Ít cạnh tranh: Quán cafe ở nông thôn chưa nhiều và chưa được chú trọng đầu tư nên tình hình cạnh tranh thấp. 

  • Tính xu hướng: Người ta không chỉ đến cafe để thưởng thức đồ uống mà các quán cafe còn là nơi để tụ tập, chém gió cùng bạn bè, người thân vào những dịp cuối tuần hay hội họp. Và dần trở thành thói quen của giới trẻ. 

Có nên mở quán cafe ở nông thôn?

Nếu bạn có nguồn tài chính tốt, nên mở quán cafe có không gian rộng, thoáng mát… vì thói quen yêu thích không gian mở của người dân. Do đó, trước khi mở quán cafe ở nông thôn bạn cũng cần nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng mục tiêu để có kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp và thành công.

II. Mở quán cafe ở nông thôn cần bao nhiêu vốn? 

Hoạch định những chi phí cần thiết để mở quán cà phê ở nông thôn là điều quan trọng. Để kiểm soát chi phí đầu tư mở quán một cách chính xác bạn cần nghiêm túc ghi chép lại những khoản chi phí này: 

2.1. Chi phí thuê/ sửa chữa mặt bằng 

Mở quán cafe ở nông thôn không phải tốn quá nhiều chi phí thuê mặt bằng như ở thành thị. Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc vào vị trí, địa điểm mà mức chi phí này có thể khác nhau. Bạn nên khảo sát giá thuê ở khu vực xung quanh để có thể thương lượng với chủ nhà. 

Chi phí thuê mặt bằng

Trong trường hợp cần sửa chữa mặt bằng kinh doanh thì cũng nên liên hệ với chủ nhà để nhận được sự hỗ trợ (nếu có), cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đấy. 

>> Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm mở quán cafe võng thành công từ A - Z

2.2. Chi phí mua trang thiết bị 

Những chi phí mua trang thiết bị mà bạn nên chuẩn bị đó là: máy pha cà phê, máy xay cà phê, máy làm đá, máy xay sinh tố hay ép nước trái cây, bình đun nước, lò vi sóng, tủ lạnh và dụng cụ pha chế…. 

Chi phí mua trang thiết bị

Để tiết kiệm cho hạng mục trang thiết bị bạn nên mua những trang thiết bị này đã qua sử dụng, sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Nhưng cần đảm bảo những thiết bị vẫn hoạt động tốt, không tốn thêm bất kì một chi phí nào hay chi phí sửa chữa. Nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hay bạn bè có kiến thức về máy móc để lựa chọn một cách chính xác. 

>> Đọc thêm: 17 đồ dùng quán cafe cần thiết phải chuẩn bị trước khi mở quán

2.3. Chi phí mua nguyên vật liệu 

Những chi phí mua nguyên vật liệu khi kinh doanh cà phê ở nông thôn có thể kể đến như: nguyên liệu hạt/ bột pha cà phê, các loại hoa quả làm nước ép hoặc sinh tố, đường, sữa đặc, siro… 

Bí quyết giúp bạn tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu là nên lấy số lượng lớn và lựa chọn nhà cung cấp uy tín trong khu vực quán cafe để đảm bảo nguyên liệu được cung cấp kịp thời. 

2.4. Chi phí quản lý 

Quán cafe ở nông thôn hay thành thị cũng cần những chi phí này. Chi phí quản lý có thể là những chi phí chi trả cho phần mềm quản lý bán hàng hoặc chi trả cho đơn vị chăm sóc fanpage cho quán trên các nền tảng xã hội (nếu có). 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm quản lý bán hàng, trong đó phần mềm tính tiền quán cafe POS365 là phần mềm thông minh, hàng đầu Việt Nam. Với mức chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường, giúp chủ quán tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất kinh doanh. 

Phần mềm quản lý quán cafe POS365

Phần mềm quản lý này giúp bạn quản lý bán hàng, quản lý tồn kho nguyên liệu, quản lý nhân viên, thiết lập điểm thưởng, gói voucher cho khách hàng…. Đặc biệt, kết nối với các thiết bị thông minh, giúp quy trình bán hàng và thanh toán được nhanh chóng và chính xác. Bạn có thể theo dõi và kiểm soát các hoạt động bán hàng dù bạn ở bất cứ đâu. 

2.5. Chi phí khác

Ngoài những chi phí kể trên, thì những chi phí khác phải kể đến như: chi phí điện nước, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, chi phí sửa chữa máy móc…. Do đó, các chủ quán cần lưu ý liệt kê danh mục chi phí này vào danh sách các chi phí cần thiết khi mở quán cafe ở nông thôn để kiểm soát chi phí đầu tư một cách chính xác. 

Chi phí khác

>> Tìm hiểu thêm: Top 30+ cây trang trí ấn tượng mang tài lộc cho quán cafe 

III. Các bước mở quán cà phê ở nông thôn thành công 

Để đưa ý tưởng mở quán cà phê ở nông thôn thành hiện thực, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng với các bước cụ thể như sau: 

Bước 1 - Khảo sát thị trường mục tiêu 

Để kinh doanh cà phê ở nông thôn thành công, bạn cần nghiên cứu và khảo sát thị trường thực tế quanh khu vực bạn muốn mở. Hãy quan sát thói quen chi tiêu của người dân cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, đưa ra những câu hỏi và tự đưa ra lời giải đáp: 

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu thường xuyên ghé quán cafe? 

  • Khách hàng mục tiêu ưa thích không gian như thế nào? 

  • Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những ai? 

  • Tại sao quán cafe này đông khách hay vắng khách?

  • Đồ uống được ưa chuộng nhất tại đây là gì? 

Khảo sát thị trường mục tiêu

Thiết lập những câu hỏi sẽ giúp bạn nhìn ra được những vấn đề cần xác minh thực tế. Từ đó có những phân tích và đánh giá chính xác hơn trước khi quyết định kinh doanh mô hình cafe ở nông thôn. Đồng thời, xác định được định hướng kinh doanh cho quán cafe của mình.

Bước 2 - Thiết lập chiến lược kinh doanh 

Thiết lập các chiến lược kinh doanh khi mở quán cafe ở nông thôn là điều cần thiết nhưng nhiều chủ quán lại bỏ qua và cho rằng chúng không cần thiết. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh giúp bạn có kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả và đo lường chính xác khả năng thu hồi vốn cũng như doanh thu mỗi tháng. 

Thiết lập chiến lược kinh doanh

Bạn có thể dựa vào mô hình phân tích SWOT để xây dựng những chiến lược kinh doanh: 

  • S - Strengths (điểm mạnh): Điểm mạnh của quán cafe bạn là gì? Có thể là nguồn vốn, nhân sự hay chất lượng dịch vụ…. 

  • W - Weaknesses (điểm yếu): Biết được điểm yếu của quán mình so với các đối thủ cạnh tranh? Là nguồn vốn hạn chế, kinh nghiệm… 

  • O - Opportunities (cơ hội): Những cơ hội trong ngành nghề kinh doanh này là gì? Là đặc điểm dân cư, lối sống, khả năng chi tiêu…. 

  • T - Threats (thách thức): Những khó khăn, thách thức mà bạn cần vượt qua là gì? Chi phí thuê mặt bằng, chiến lược marketing, quản lý nhân sự… 

Phân tích dựa trên mô hình SWOT sẽ giúp bạn thiết lập những mục tiêu chiến lược một cách dễ dàng và chính xác. Từ đó, có thể theo dõi và đo lường một cách hiệu quả. 

Bước 3 - Chuẩn bị nguồn vốn 

Chuẩn bị nguồn vốn là bước quan trọng và cần thiết khi kinh doanh cafe nông thôn. Thông thường, chi phí xây dựng quán cà phê ở nông thôn sẽ ít hơn so với ở thành phố, vì thế mà bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí kha khá. 

Chuẩn bị nguồn vốn

Tuy nhiên, việc chuẩn bị vốn còn tuỳ thuộc vào địa điểm, mô hình hay quy mô quán cà phê mà bạn hướng tới. Hoặc mục tiêu kinh doanh khác nhau thì mức chi này sẽ khác nhau. Vì thế, chủ đầu tư cần xác định loại hình và mục đích kinh doanh để có kế hoạch chuẩn bị tài chính một cách chính xác.

>> Mở quán Cafe cần bao nhiêu vốn? (Từ 100 đến 500 triệu)

Bước 4 - Chọn địa điểm kinh doanh 

Lựa chọn địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu để đưa ra quyết định phù hợp và chính xác. 

Chọn địa điểm kinh doanh

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là những người lao động thì địa điểm mở quán cafe nên ở khu tập trung đông dân cư, nhiều người qua lại. Hay đối tượng mục tiêu của bạn là những bạn học sinh, sinh viên thì nên tìm gần những khu trường học để dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Bước 5 - Thiết kế không gian quán ấn tượng 

Bạn có biết rất nhiều người mắc sai lầm khi xây dựng quán cà phê ở nông thôn thường không chú trọng khâu thiết kế không gian và phong cách quán. 

Do đó, để không mắc phải sai lầm này, bạn cần xây dựng ý tưởng thiết kế không gian quán một cách sáng tạo và ấn tượng. Đây chính là cách ghi điểm đối với khách hàng, bạn nên tận dụng điều này để tạo lợi thế cạnh tranh cho quán cafe.

Thiết kế không gian quán ấn tượng

Hiện nay, có khá nhiều phong cách thiết kế cho không gian quán cà phê nông thôn, chẳng hạn như: Phong cách Vintage, phong cách cổ điển hay phong cách hiện đại… 

>> Bạn đã biết? 50+ mẫu decor quán cafe đẹp, mới nhất 2024

Bước 6 - Thiết kế Menu đồ uống chất lượng 

Mở quán cafe ở nông thôn cũng cần chú trọng đến menu đồ uống và chất lượng đồ uống cần phù hợp với giá cả và khả năng chi tiêu của người dân. Thông thường, chi phí chi trả cho đồ uống ở nông thôn sẽ thấp hơn ở thành thị, khoảng 15.000đ - 30.000đ. 

Thiết kế Menu đồ uống chất lượng

Cùng với đó, chất lượng đồ uống cũng là yếu tố thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy cân đối giữa chất lượng và giá cả, không phải vì giá rẻ mà chất lượng đồ uống không đảm bảo. Hãy tiết kiệm chi phí nguyên liệu nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng bằng cách mua số lượng nhiều hoặc ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp. 

Bước 7 - Kế hoạch truyền thông, marketing 

Xây dựng các chiến lược truyền thông, marketing khi kinh doanh mô hình cafe nông thôn là điều quan trọng mà bạn cần chuẩn bị nếu có ý định kinh doanh mô hình này. Những phương thức truyền thông ở khu vực nông thôn có thể là: 

  • Chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương, ngày lễ… 

  • Phát tờ rơi, Voucher khuyến mại khi đi từ 2 người trở lên…

  • Tổ chức các xe lưu động dùng thử đồ uống

Kế hoạch truyền thông, marketing

Hoặc tận dụng những phương pháp không tốn chi phí trên mạng xã hội: 

  • Chia sẻ thông tin trên Group địa điểm mở quán cafe hay chia sẻ lên trang facebook cá nhân, fanpage… 

  • Tận dụng mối quan hệ từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp để giới thiệu đến nhiều khách hàng… 

Bước 8 - Tuyển dụng và đào tạo nhân sự 

Nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào trong mô hình F&B. Vì thế, việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng cần được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp. 

Nhân viên chính là bộ mặt của quán, là người truyền tải thông điệp kinh doanh đến khách hàng. Do đó, chủ quán nên ưu tiên lựa chọn những nhân viên nhanh nhẹn, hoạt bát, có tinh thần và trách nhiệm cao. 

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Mở quán cà phê ở nông thôn sẽ đơn giản và thành công nếu bạn biết áp dụng những kiến thức này mà POS365 đã bật mí. Tuy nhiên, hãy khảo sát tình hình thực tế tại khu vực mở quán để có những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả nhé. 

>> Khám phá ngay: Sơ đồ tổ chức nhân sự quán Cafe và mô tả công việc chi tiết