Câu chuyện kinh doanh

Mô hình kinh doanh Canvas đang được rất nhiều các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng như Google, Apple, BMW,… Bạn có thể dễ dàng nhận thấy họ thành công thế nào với các thành tựu đã đạt được.

Mô hình kinh doanh Canvas là gì? Đặc điểm và cách xây dựng

Thế nên trong bài viết này, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu về mô hình kinh doanh này, những yếu tố để xây dựng nên mô hình Canvas hoàn chỉnh. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây!

I. Tìm hiểu mô hình kinh doanh Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas tên tiếng anh là Business Model Canvas (BMC) được phát triển bởi Alexander Osterwalder. Mô hình này mang tính hiện đại trực quan được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xác định, truyền đạt ý tưởng kinh doanh hay khái niệm nào đó nhanh chóng.

mô hình kinh doanh Canvas là gì

Mô hình Canvas là gì?

Canvas cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp thông qua 9 yếu tố chính phân tích, so sánh về tác động của gia tăng đầu tư. Từ đó, có thể đánh giá lại quy trình và áp dụng những thay đổi mới vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Ưu điểm của mô hình Canvas

Khi sử dụng Mô hình Canvas, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích như sau:

  • Sự tập trung: Tối ưu hóa, đơn giản hóa nội dung trong kế hoạch kinh doanh, truyền thông, cải thiện khả năng tập trung vào thúc đẩy doanh nghiệp.

  • Tính linh hoạt: Dễ dàng điều chỉnh và cân nhắc các yếu tố để thuận tiện cho việc thực hiện hóa nhiều nội dung được viết sẵn

  • Tính minh bạch: Bạn sẽ có nhiều thời gian để hiểu hơn về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và có cái nhìn tổng quan hơn.

Ưu điểm của mô hình Canvas

Ưu điểm của mô hình Canvas


III. 9 yếu tố chính khi xây dựng mô hình Canvas

Mô hình Canvas phân loại các quy trình và hoạt động của doanh nghiệp. Để xây dựng, bạn cần phải hiểu rõ 9 yếu tố sau đây:

3.1. Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Phân khúc khách hàng sẽ bao gồm:

  • Thị trường đại chúng (Mass Market): Đây là nhóm khách hàng tiềm năng có thể tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp. 

  • Thị trường ngách (Niche Market): Đây kaf phân khúc khách hàng có nhu cầu cụ thể và độc đáo. Ví dụ hàng thời trang cao cấp của Gucci chỉ tập trung vào các đối tượng khách hàng có thu nhập cao.

  • Thị trường phân đoạn (Segmented): Đây là cách tiếp cận phân khúc khách hàng chính nhờ vào sự khác biệt về nhân khẩu học và nhu cầu của khách hàng.

  • Thị trường đa dạng (Diversify): Doanh nghiệp cần liên tục thay đổi dịch vụ, sản phẩm linh hoạt để phù hợp với nhu cầu khác nhau của các phân khúc khách hàng.

  • Thị trường đa chiều (Multi-sided Platform/Market): Phục vụ các khách hàng có các mối quan hệ với nhau.

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng


3.2. Đề xuất giá trị (Value Propositions)

Giải pháp giá trị là sự kết hợp giữa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Những giá trị này phải đảm bảo yếu tố độc đáo và không giống với đối thủ cạnh tranh. Đề xuất giá trị gồm 2 loại như sau:

  • Giá trị định lượng: Nhấn mạnh vào giá cả cùng với chất lượng và tính thực thi của sản phẩm/ Dịch vụ.

  • Giá trị định tính: Tập trung vào trải nghiệm khách hàng cùng với kết quả và công dụng của sản phẩm. 

Đề xuất giá trị

Đề xuất giá trị 

3.3. Kênh phân phối (Channels)

Kênh phân phối là cầu nối giữa các giải pháp kinh doanh với phân khúc khách hàng. Bạn thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp và đưa ra quyết định với những tiêu chí nhanh, hiệu quả và đầu tư tiết kiệm.

Hiện nay có 2 kênh phân phối cơ bản như:

  • Kênh thuộc sở hữu của công ty

  • Kênh đối tác

Kênh phân phối

Kênh phân phối

3.4. Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationships)

Tạo mối quan hệ với khách hàng chính là phương thức giúp doanh nghiệp tạo sự thành công và bền vững về tài chính. Mối quan hệ này được phân loại như sau: 

  • Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance): Doanh nghiệp sẽ tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua nhân viên. Họ là người hỗ trợ khách hàng từ giai đoạn tìm hiểu tới quá trình mua và sau khi mua hàng.
  • Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn (Dedicated Personal Assistant): Đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp qua một người đại diện phục vụ nhóm khách hàng này. 
  • Tự phục vụ (Self-Service): Doanh nghiệp cung cấp cấp các dịch vụ được cài đặt sẵn để hỗ trợ trải nghiệm khách hàng tự phục vụ nhu cầu của mình.
  • Dịch vụ tự động (Automated Services): Đây là loại quan hệ tự điều chỉnh trong đó lịch sử tiêu dùng được tự động lưu lại. 
  • Cộng đồng (Communities): Định hướng trải nghiệm khách hàng về sản phẩm thông qua các mạng xã hội và thương mại điện tử.
  • Cùng xây dựng (Co-creation): Khách hàng trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ với khách hàng

3.5. Dòng doanh thu (Revenue Streams)

Dòng doanh thu được doanh nghiệp sử dụng để  qua các cách sau: 

  • Bán tài sản: Doanh nghiệp bán quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng.

  • Phí sử dụng: Doanh nghiệp tính phí sử dụng sản phẩm/ Dịch vụ.

  • Phí đăng ký: Doanh nghiệp tính phí sử dụng sản phẩm/ Dịch vụ thường xuyên hoặc nhất quán.

  • Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuế: Khách hàng phải trả phí để có thể truy cập độc quyền sản phẩm/ dịch vụ trong một thời gian nhất định.

  • Cấp phép: Doanh nghiệp tính phí sử dụng tài sản trí tuệ.

  • Phí môi giới: Các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò trung gian để tính phí dịch vụ của mình.

  • Quảng cáo: Doanh nghiệp tính phí các bên quảng cáo sản phẩm của các bên trung gian.

Dòng doanh thu

Dòng doanh thu

3.6. Các hoạt động chính (Key Activities)

Các hoạt động chính (Key Activities) tạo ra những giá trị trực tiếp cho doanh nghiệp tạo tiền đề thuận lợi cho việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Sau đó nhà quản lý cần đánh giá hoạt động nào sẽ là hoạt động chính rồi lựa chọn quyết định bổ sung hay loại bỏ chúng.

Các hoạt động chính

Các hoạt động chính

3.7. Nguồn lực chính (Key Resources)

Nguồn lực cung cấp các giá trị thiết yếu trực tiếp tới khách hàng. Bạn có thể sử dụng nguồn lực nhân sự, tài chính, vật lý và tri thức. Sau đó liệt kê và danh sách, và quyết định cần bao nhiêu vốn đầu tư cho nguồn lực chính để vận hành doanh nghiệp bền vững.

Nguồn lực chính

Nguồn lực chính

3.8. Quan hệ đối tác chính (Key Partners)

Để doanh nghiệp có thể vận hành mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, thì việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với các nhà cung ứng chất lượng cao cực kỳ cần thiết. Đây chính là phương pháp bổ sung và tạo ra giải pháp giá trị tốt cho doanh nghiệp.

Quan hệ đối tác chính

Quan hệ đối tác chính

3.9. Cấu trúc chi phí (Cost Structure)

Đây là chi phí điều hành doanh nghiệp theo một mô hình kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp có thể tập trung để giảm chi phí qua việc giảm vốn đầu tư vào kinh doanh hoặc tập trung vào giá trị sản phẩm.

Quan hệ đối tác chính

Quan hệ đối tác chính

Đặc điểm chung của cơ cấu chi phí gồm:

  • Chi phí cố định (Fixed Costs): Chi phí không đổi trong một khoảng thời gian. 

  • Chi phí biến động (Variable Costs): Chi phí này sẽ thay đổi tùy theo sai số trong sản xuất.

  • Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): Chi phí giảm bằng cách đầu tư vào những hoạt động liên quan đến sản phẩm chính.

IV. Lý do nên sử dụng mô hình Canvas

Sau đây là những lý do mà doanh nghiệp nên sử dụng mô hình Canvas:

  • Tư duy trực quan: Biểu thị trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định. Phân tích cụ thể, chi tiết về những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó làm rõ định hướng doanh nghiệp.

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Dễ dàng hình dung, theo dõi tác động của chúng tới mô hình kinh doanh trong tương lai.

  • Dễ dàng nắm nắm bắt được mối quan hệ giữa 9 yếu tố cấu thành: Dễ dàng nằm bắt được 9 yếu tố giúp tăng hiệu quả công việc. Dễ dàng khám phá cơ hội và phương án cải tiến mới.

  • Dễ dàng lưu thông: Mô hình cho phép dễ dàng truy cập và chia sẻ. Bạn có thể điều chỉnh và truyền tay cho mọi người để bổ sung.

ý do nên sử dụng mô hình Canvas

Lý do nên sử dụng mô hình Canvas

V. Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas của Apple

Yếu tố tư duy trực quan dễ dàng giúp người dùng đưa ra quyết định chính là lý do khiến Apple lựa chọn mô hình Canvas. Bên cạnh đó thì mô hình này còn hỗ trợ các một cách chi tiết, ngắn gọn và hỗ trợ định hướng mục tiêu rõ ràng. Một số yếu tố có trong mô hình Canvas của Apple như sau:

  • Khách hàng tiềm năng: Hầu như hiện nay đa số người tiêu dùng đều ưu tiên các sử dụng các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, iMAC,...

  • Giá trị của giải pháp và kênh phân phối: Apple đã thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình thay vì sử dụng của đối thủ cạnh tranh. Họ đẩy mạnh kênh truyền thông và chất lượng của từng sản phẩm.

  • Quan hệ khách hàng: họ tiến hành xây dựng mối quan hệ đối với khách hàng nhằm tăng số lượng người tiêu dùng.

  • Cơ cấu chi phí: Apple lựa chọn đầu tư vào vấn đề tăng giá trị khách hàng với một hệ sinh thái liên kết với nhau.


Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas của Apple

Yếu tố tư duy trực quan dễ dàng giúp người dùng đưa ra quyết định 

Tổng kết

Trên đây mô hình kinh doanh Canvas mà chúng tôi giới thiệu cho bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được các kiến thức cần thiết. Chúc các bạn thành công!