Xu hướng thị trường

Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số (tên tiếng anh: Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số chuyển đổi các quy trình và dịch vụ kinh doanh truyền thống hiện có, hoặc tạo ra những dịch vụ mới nhằm mục đích đáp ứng sự phát triển của thị trường và kỳ vọng của khách hàng. Do đó thay đổi hoàn toàn được cách doanh nghiệp quản lý và vận hành, cũng như thay đổi giá trị đem đến cho khách hàng. 

Chuyển đổi số và xu hướng chiến lược năm 2024

Vậy, sự khác biệt của chuyển đổi số so với số hóa là gì? Tại sao chuyển đổi lại quan trọng? Đại dịch covid-19 đã thay đổi cách chuyển đổi kỹ thuật số như thế nào? Làm thế nào để thúc đẩy Digital Transformation? Xu hướng, chiến lược năm 2024 là gì? 

Cùng trả lời tất cả trong bài viết này và xem ví dụ về cách các các mô hình kinh doanh hiện nay đang làm nhé! 

I. So sánh chuyển đổi số và số hóa

Số hóa là quá trình chuyển đổi các thông tin từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số.

Ví dụ:

  • Quét tài liệu giấy và lưu vào ổ cứng của máy tính dưới dạng tài liệu kỹ thuật số.

  • Từ việc sử dụng giấy để viết chữ và xem dữ liệu đến xử lý chúng trong bảng tính Excel.

Digital Transformation như đã định nghĩa ở trên, là việc chuyển đổi các hoạt động, quy trình và mô hình kinh doanh bằng cách sử dụng công nghệ. Mục đích chính là giúp nâng cao hiệu quả, giảm rủi ro và thay đổi giá trị đem đến cho khách hàng. 

chuyển đổi số

Việt Nam đang trên đà chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh

Tóm lại, sự khác biệt của số hóa và chuyển đổi số là gì? 

Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ định dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số, chẳng hạn như giảm thiểu giấy và dẫn đến giảm chi phí. Nếu một công ty sử dụng các quy trình đó để cải thiện hoạt động kinh doanh, tạo doanh thu hoặc đơn giản hóa một số quy trình kinh doanh, thì nó được gọi là số hóa. 

Số hóa là những bước cần thiết để hướng tới chuyển đổi số( vì áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số và thay đổi văn hóa công ty). Ngoài việc áp dụng rộng rãi công nghệ, chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn từ con người và chiến lược.

Nó đòi hỏi những thay đổi về tổ chức và tận dụng công nghệ trao quyền cho nhân viên. Con người, công nghệ và chiến lược kinh doanh đang làm việc cùng nhau để có được kết quả kinh doanh tốt hơn. Vì vậy, bạn cần có một giai đoạn số hóa để có thể thực hiện Digital Transformation thành công.

II. Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng?

Mục đích chính của nó là cải thiện quy trình quản lý, bán hàng của bạn. Và trong xã hội ngày càng phát triển này, nếu bạn không đổi mời thì sẽ không thể cạnh tranh và tụt lùi lại phía sau. 

Đây là những lý do mà Digital Transformation quan trọng đối với các mô hình kinh doanh hiện nay

  • Tăng trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là mục tiêu chính để chuyển đổi số. Nhiều công ty ngày càng nhận thức được điều này và sử dụng công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng. 

  • Tăng năng suất làm việc, giảm chi phí lao động

Việc sử dụng công nghệ giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân sự. Thời gian làm việc nhanh hơn nhờ sử dụng công nghệ. Hiệu suất được nâng cao và thúc đẩy doanh số tăng lên. 

  • Dễ dàng truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi

Khi chuyển đổi số, bạn có thể theo dõi các chỉ số và phân tích được dữ liệu mà bạn thu thập. Sử dụng nó giúp tìm hiểu, phân tích khách hàng, phân tích tình hình kinh doanh,... Từ đó, lên chiến lược kinh doanh phù hợp và giúp ROI cao hơn. 

  • Giúp cạnh tranh hơn trong ngành

Cạnh tranh là điều không thể thiếu trong bất cứ mô hình kinh doanh nào. Nó tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho công ty bằng cách có thể nâng cao chất lượng của các sản phẩm được sản xuất.

  • Phân cấp sản xuất bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao tiếp từ xa.

  • Thúc đẩy văn hóa đổi mới, chuẩn bị cho công ty để lường trước bất kỳ sự gián đoạn nào.

  • Cải thiện tinh thần hợp tác nội bộ bằng cách tạo điều kiện giao tiếp giữa các bộ phận được hiệu quả hơn.

chuyển đổi số

Trao đổi thông tin nhanh chóng, chính xác giữa các phòng ban

III. Làm thế nào để thúc đẩy chuyển đổi số?

Để có thể chuyển đổi được thành công, hãy giải quyết những động lực chính về quyền riêng tư, trí tuệ, văn hóa và quản lý sản phẩm kỹ thuật số. 

Thực hiện song song

Đó là cách mà bạn áp dụng Digital Transformation song vẫn thực hiện theo cách truyền thống. Mục đích là để thử nghiệm các giải pháp nhằm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. 

Quản lý quyền riêng tư

Việc chuyển đổi số sẽ thất bại nếu như bạn không biết cách để quản lý tốt quyền riêng tư của mình. Công nghệ 4.0 phát triển, thì việc bảo mật thông tin càng phải được đánh giá cao. Theo thống kê, có nhiều người không sẵn sàng đánh đổi sự an toàn và bảo mật chỉ vì sự tiện lợi. Chính vì vậy, cần phải tăng tính bảo mật thông tin cá nhân khi thực hiện chuyển đổi. 

Thay đổi văn hóa công ty

Nhiều người thường phản đối hoặc không muốn thay đổi theo các phương pháp mới, điển hình là nhiều nhân viên không muốn áp dụng công nghệ vào công việc của mình. Chính vì vậy, việc thay đổi văn hóa công ty là điều vô cùng cần thiết. Và bạn nên có những cuộc họp, hướng dẫn và phổ biến cho nhân viên những lợi ích về việc chuyển đổi số mang đến. 

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Khả năng lưu trữ, thu thập dữ liệu và phân tích vượt khả năng của con người. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn nhân viên của bạn. Chính vì vậy, bạn nên đào tạo nhân viên sử dụng các kỹ thuật AI và nâng cao kiến thức của họ. 

chuyển đổi số

Tăng trải nghiệm khách hàng nhờ Digital Transformation

Quản lý các sản phẩm kỹ thuật số

Việc quản lý các sản phẩm kỹ thuật số cần phải được thiết kế, marketing đúng với trải nghiệm của khách hàng và phục vụ đúng ngành kinh doanh. 

Ví dụ: Apple đã tạo ra đồng hồ có tác dụng theo dõi sức khỏe cho người đeo thay vì chờ đợi ngành dịch vụ sức khỏe sẽ phù hợp với các dịch vụ của Apple. 

IV. Các bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Sau nhiều nghiên cứu, một chiến lược vạch ra với các giai đoạn giúp bạn có thể biết được mình đang nằm trong giai đoạn nào: 

1. Kinh doanh bình thường và tình trạng hiện tại của doanh nghiệp của bạn

2. Thời gian để triển khai thử nghiệm các phương pháp chuyển đổi cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 

3. Chính thức thực hiện việc chuyển đổi một cách chính xác hơn, có chủ đích hơn.

4. Chiến lược: đưa ra các chiến lược, kế hoạch nhằm phù hợp với việc chuyển đổ để tạo ra hiệu quả cao trong kinh doanh. 

5. Hội tụ: Xây dựng nhóm chuyên về kỹ thuật số, thiết lập mục tiêu và đưa hệ thống kinh doanh vào nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi. 

6. Sáng tạo và thích ứng với xu hướng thị trường để có thể phát triển và không bị tụt lùi. 

Vậy, những lý do nào khiến cho việc Digital Transformation không thành công? 

Đa phần điều này đến từ con người, việc giao tiếp và đo lường. 

  • Con người: Việc chuyển đổi thành công hay thất bại phụ thuộc vào con người. Và văn hóa công ty là yếu tố tạo nên thành công. Chính vì vậy, bạn nên xem xét về điều này nếu như doanh nghiệp của bạn chuyển đổi số thất bại.

  • Giao tiếp kém: Thông thường, sáng kiến về chuyển đổi cần được thông báo về các nhân viên. Và bạn cần phải đi trước, hãy hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện trong và thậm chí sau chuyển đổi cho nhân viên của mình. 

  • Thiếu đo lường: Bạn sẽ chuyển đổi số thất bại nếu không biết được nó sẽ có kết quả như thế nào đối với doanh nghiệp của bạn. Hãy lên KPI cho doanh nghiệp của mình và theo dõi kết quả. Từ đó thay đổi chiến lược và lựa chọn các giải pháp thay thế phù hợp. 

chuyển đổi số

Chiến lược khi chuyển đổi công nghệ cho doanh nghiệp của bạn

V. Công nghệ chuyển đổi số thường được sử dụng

Bạn có tò mò về những công nghệ phổ biến đang được các doanh nghiệp sử dụng không, đó là: 

  • Ứng dụng điện thoại di động

  • Nền tảng điện toán đám mây

  • Internet of Things

  • Digital twins

  • Artificial intelligence (AI)

VI. Ví dụ chuyển đổi số đối với các ngành kinh doanh

Ứng dụng mà Digital Transformation được thấy ở nhiều các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bán lẻ, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, du lịch, xây dựng, mô hình kinh doanh dịch vụ, ..... Hãy xem ví dụ và cách mà nó tác động đến từng loại ngành nghề nhé.

Mô hình kinh doanh bán lẻ

Mô hình này được tác động chủ yếu về trải nghiệm bán lẻ tại cửa hàng và cũng mở ra kỷ nguyên của thương mại điện tử. 

Công nghệ kỹ thuật số cải thiện triệm bán lẻ cho cả thu ngân và khách hàng, cho phép thanh toán qua thẻ, ví điện tử, làm chương trình khách hàng thân thiết, tự động phân tích hàng tồn kho.  

Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp tuyệt vời giúp theo dõi xu hướng hành vi của người tiêu dùng, theo dõi hàng tồn kho hay tự động gửi tin nhắn, email đến khách hàng của mình.

Mô hình kinh doanh dịch vụ F&B

Giải pháp phần mềm quản lý nhà hàng được thực hiện đem đến sự tối ưu trong quy trình order - báo bếp - thu ngân. Nó giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên không phải di chuyển nhiều, quá trình cung cấp dịch vụ cũng được thực hiện nhanh hơn và chính xác. Từ đó, nâng cao hiệu quả khi làm việc trong những khung giờ đông khách. 

Các phần mềm giúp chuyển đổi số và thân thiện với người dùng. Giao diện thân thiện, trực quan, đơn giản với người dùng. Hồ sơ mua hàng của khách cũng được lưu trữ không giới hạn trên nền tảng điện toán đám mây, từ đó giúp cho các chủ kinh doanh theo dõi được mọi hoạt động của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. 

Ngoài ra, AI cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi của dịch vụ. Đưa trí tuệ nhân tạo vào các chatbot có hỗ trợ AI, trả lời những câu hỏi đơn giản của khách hàng trên website. Điều này giảm thời gian khách hàng phải chờ đợi khi liên hệ với bên bạn. 

chuyển đổi số

Thực hiện chuyển thông tin trả lời nhanh chóng qua Chatbot

Chuyển đổi số trong ngân hàng

Các ngân hàng tại Việt Nam đã hoàn toàn sử dụng công nghệ trong chuyển đổi kỹ thuật số và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. 

Trước đây, phần lớn giao dịch được xử lý trực tiếp bởi những giao dịch viên ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, máy rút tiền ATM ra đời và giúp cho người dùng có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, tại nhiều điểm giao dịch khác nhau một cách tiện lợi. 

Theo thời gian, PC và các thiết bị điện thoại di động đã nhường chỗ cho các ngân hàng trực tuyến và thực hiện theo hình thức thanh toán không tiền mặt. Nó được thực hiện thông qua quét mã QR, thanh toán qua ví điện tử, thanh toán hóa đơn điện nước, ….mà không cần sử dụng tiền mặt hay thẻ nhựa.

Chuyển đổi số trong bảo hiểm, y tế

Tương tự các mô hình khác, cổng phục vụ trên website giúp cho khách hàng dễ dàng so sánh giá, đăng ký tham gia bảo hiểm, sử dụng nhiều nhà đại lý, nhà cung cấp cho các loại dịch vụ bảo hiểm khác nhau như: bảo hiểm nhà, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm ô tô,....Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng cũng như tiền bạc đối với các công ty bảo hiểm. 

Chuyển đổi số trong giáo dục

Việc tích hợp video học trực tuyến thông qua Zoom, Google Meet phù hợp trong thời đại 4.0 và được ứng dụng nhiều khi có dịch Covid-19.

  • Sử dụng công nghệ thực tế ảo AR/VR tăng trải nghiệm thú vị trong các bộ môn Sinh học, địa lý,....
  • Theo dõi kết quả học sinh, dữ liệu.
  • Tăng hiệu quả tương tác giữa phụ huynh và nhà trường.

chuyển đổi số

AI đem lại trải nghiệm tuyệt vời trong dạy học

Tóm lại, chuyển đổi số mở ra kỷ nguyên mới cho quốc gia trong kinh doanh, phát triển đối với tất cả các mô hình kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề mà việc chuyển đổi này sẽ mang lại lợi ích và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn giống nhau, đó là giúp thay đổi, đem lại lợi ích phát triển hơn dành cho doanh nghiệp của bạn.