Câu chuyện kinh doanh

Quản lý nhà hàng là vị trí quan trọng trọng. Đây là người đưa ra chịu trách nhiệm về các quyết định và chi phối các hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Thế nên việc tuyển chuyện cực kỳ khắt khe và phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau.

Quản lý nhà hàng là gì? Cách quản lý nhà hàng hiệu quả

Nếu như bạn đang quan tâm đến vị trí này và chưa hình dung ra những công việc cần phải làm. Thì đừng lo, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là công việc quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trong đó, phải hoàn thành đồng thời nhiều công việc nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của ba bên là khách hàng - nhân viên - nhà hàng.

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là gì?

II. Quản lý nhà hàng cần làm gì?

Là người giữ vị trí đầu não của nhà hàng, Quản lý phải điều hành toàn bộ các hoạt động tại các bộ phận phục vụ, bar, nhà bếp… Sau đây là những công việc mà người quản lý cần phải làm.

2.1. Quản trị nhân sự

  • Quản lý có trách nhiệm điều động, sắp xếp và bố trí lịch làm việc cho nhân viên, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng tiến độ.

  • Xây dựng chính sách nhân viên, thưởng và phạt rõ ràng.

  • Tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn, đàm phán lương cho từng vị trí nhân viên nhà hàng được tuyển dụng.

  • Tổ chức, giám sát việc đào tạo nhân viên mới cùng với nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên tiềm năng, phân công công việc. Thường xuyên đánh giá kết quả công việc.

  • Đề xuất khen thưởng những nhân viên làm việc xuất sắc mang lại kết quả kinh doanh tốt cho nhà hàng.

  • Giải quyết mâu thuẫn nội bộ xuất hiện trong quá trình làm việc


Quản trị nhân sự

Thực hiện quản trị nhân sự

2.2. Quản trị chất lượng phục vụ

  • Giám sát các hoạt động theo đúng tiêu chuẩn và quy trình của nhà hàng.

  • Đảm bảo tiêu chuẩn thực đơn và khẩu vị của khách hàng.

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Lên kế hoạch và đề xuất giải pháp cải thiện nhà hàng.

  • Tổng hợp và báo cáo các sự kiện hàng ngày cho quản lý cấp cao.

Quản trị chất lượng phục vụ

Thực hiện quản trị chất lượng phục vụ

2.3. Quản lý tài chính

  • Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và đảm bảo các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận.

  • Nhận các báo cáo thu chi hàng ngày từ các bộ phận và kiểm soát, giám sát các báo cáo này.

  • Thường xuyên phối hợp với các bộ phận liên quan tổng hợp thống kê và lập báo cáo tài chính cho nhà hàng  trình giám sát.


Quản lý tài chính

Thực hiện quản lý tài chính

2.4. Quản lý cơ sở vật chất

  • Thường xuyên theo dõi tình hình nhập hàng, đảm bảo lượng hàng tồn tối thiểu cho nhà hàng. Kết hợp điều chỉnh hạn mức sử dụng cho phù hợp.

  • Theo dõi việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các loại máy móc, thiết bị của nhà hàng, tổ chức sửa chữa nếu xảy ra sự cố.

  • Chịu trách nhiệm sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, máy móc, bàn ghế, dụng cụ,… để kinh doanh dịch vụ ăn uống.


Quản lý cơ sở vật chất

Thực hiện quản lý cơ sở vật chất

>>> Tìm hiểu thêm: Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Những kỹ năng nghiệp vụ cần biết

2.5. Kinh doanh và tiếp thị

  • Tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng.

  • Triển khai và xác minh việc sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của nhà hàng.

  • Phối hợp với phòng kinh doanh để phát triển các chiến dịch tiếp thị và bán hàng.

  • Theo dõi khách hàng VIP, khách hàng thân thiết của nhà hàng và thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng.


Kinh doanh và tiếp thị

Lên kế hoạch kinh doanh và tiếp thị

2.6. Giải quyết sự cố, khiếu nại của thực khách

  • Trực tiếp giải quyết các phàn nàn và khiếu nại của khách hàng khi nhân viên không thể giải quyết chúng.

  • Theo dõi và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhà hàng.

  • Xây dựng và vun đắp mối quan hệ với những khách hàng tin cậy để tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

Giải quyết sự cố, khiếu nại của thực khách

Giải quyết sự cố, khiếu nại của thực khách

2.7. Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

  • Tạo ra một hệ thống các quy định và nội quy cho nhà hàng; Mô tả công việc: Hướng dẫn nghề nghiệp  cho các vị trí  trong nhà hàng.

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồ ăn - thức uống, quy trình phục vụ, vệ sinh… trong nhà hàng.

  • Theo dõi quá trình thực hiện quy trình, cải tiến  nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà hàng.

Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

>>>Xem thêm: Quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả với 7 bước

III. Kinh nghiệm quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là vị trí phải bao quát trăm công nghìn việc khác nhau. Chính vì thế công việc này đòi hỏi người nhanh nhẹn, có tư duy quản lý và kinh nghiệm dày dặn thì mới có thể thực hiện trơn tru. Nếu như đây là lần đầu, bạn có thể tham khảo các tips sau đây.

3.1. Thực hiện trao đổi, tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên

Việc trao đổi và đào tạo nhân viên nhà hàng thường xuyên  là cách làm để củng cố và nâng cao tay nghề của nhân viên. Giúp nhà quản lý nắm rõ công việc của từng bộ phận. Bạn có thể tổ chức đào tạo hàng tháng cho từng bộ phận, bổ sung  kiến thức mới về vấn đề dịch vụ, cập nhật thực đơn, kiến thức về dinh dưỡng… Đây là một trong những cách quản lý tốt mà bạn nên áp dụng.

Thực hiện trao đổi, tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên

Thực hiện trao đổi, tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên

3.2. Lắng nghe và giải quyết các xung đột

Việc cãi vã giữa nhân viên trong nhà hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những thực khách bên ngoài. Người quản lý giỏi sẽ giải quyết một cách thông minh, khéo léo mọi mâu thuẫn này và hạn chế nhiều phiền phức cho nhà hàng. Hãy lắng nghe cả hai phía và có ý kiến khách quan, công bằng. Kéo nhân viên về phòng sau hoặc phòng nghỉ, hỏi rõ  từng người lý do.

Lắng nghe và giải quyết các xung đột

Lắng nghe và giải quyết các xung đột

3.3. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Mỗi nhà hàng đều cần phải có quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và giữa các nhân viên với nhau. Người quản lý cần xây dựng  môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng để mỗi nhân viên luôn cảm thấy được tôn trọng.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

3.4. Xây dựng quy trình quản lý khoa học

Hãy bắt đầu với “danh sách các công việc cần làm”. Đây là trợ thủ đắc lực giúp bạn vận hành nhà hàng hiệu quả hơn. 

Tiếp đến sẽ là phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Hãy tính khối lượng công việc vào số lượng nhân viên hiện đang làm việc trong bộ phận đồng thời tham khảo ý kiến của các trưởng nhóm, trưởng bộ phận để có sự phân  công lao động chính xác, khách quan và hiệu quả. Luôn tìm cách quản lý tốt nhất cho nhân viên nhà hàng.

3.5. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng POS365

Phần mềm quản lý nhà hàng đã cho thấy sự hiệu quả trong việc hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý năng suất lao động, gia tăng doanh thu, kiểm soát giờ cao điểm dễ dàng. Đặc biệt nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà hàng. Với POS365 bạn sẽ sở hữu bộ tính năng chuyên dụng gồm:

  • Quản lý tồn kho chi tiết, thoải mái thêm mới, thay đổi thông tin hàng hóa.

  • Cảnh báo hạn sử dụng, thay mới hàng hóa, đảm chất lượng đồ uống cho thực khách.

  • Báo cáo doanh thu theo ngày, tuần, tháng, năm chính xác, thuận tiện nhanh chóng.

  • Phân tích bán hàng, sản phẩm bán chạy,..

  • Đồng bộ quy trình order từ bàn tới bếp, nhanh chóng đánh tan nỗi lo giờ cao điểm.

  • Tạo combo, ưu đãi nhanh chóng.

  • Tích điểm khách hàng

  • Đa dạng hình thức thanh toán.

  • Quản lý từ xa chỉ với 1 tài khoản.

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng POS365

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng POS365

Đăng ký sử dụng phần mềm quản lý quán cà phê, nhà hàng miễn phí tại đây:

Tổng kết

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn vị trí Quản lý nhà hàng cần phải làm những gì? và kinh nghiệm quản lý hiệu quả. Để việc này dễ dàng và tiết kiệm nhân công, bạn hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365. Chúc các bạn thành công!