Câu chuyện kinh doanh

Bạn có biết vị trí thuê mặt bằng mở quán ăn quyết định đến 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho chủ kinh doanh không? Như vậy, có thể thấy việc thuê mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào. 

9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội

Dưới đây là những kinh nghiệm “quý báu” khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội được POS365 bật mí. Cùng tìm hiểu nhé!  

1. Khảo sát thực tế khu vực muốn thuê mặt bằng 

Trước khi thuê mặt bằng mở quán ăn bạn cần khảo sát vị trí mặt bằng kinh doanh. Xem xét đến các yếu tố về vị trí địa lý, dân cư xung quanh, đối thủ cạnh tranh, an ninh trong khu vực... để có quyết định chính xác. 

Vị trí mặt bằng kinh doanh đẹp được coi là yếu tố quyết định đến 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho chủ kinh doanh. Do đó, thuê mặt bằng gần khu dân cư, toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nơi có đông người qua lại. 

Khảo sát khu vực muốn thuê mặt bằng

Tuy nhiên, những vị trí đẹp thường đi kèm với chi phí cao. Vì vậy để đảm bảo an toàn về tài chính bạn nên cân nhắc về chi phí sao cho mức chi phí thuê mặt bằng không quá 30% tổng doanh thu hàng tháng. Nhiều người thường mắc phải sai lầm khi thuê mặt bằng mở quán ăn đó là thấy địa điểm rẻ, đẹp thì vội vàng ký hợp đồng mà bỏ qua việc xem xét, khảo sát quanh khu vực lân cận. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

2. Tham khảo giá thuê mặt bằng trong khu vực 

Là một trong những kinh nghiệm quý giá khi thuê mặt bằng quán ăn. Trước hết nhà kinh doanh cần tham khảo giá thuê mặt bằng trong khu vực lân cận. Với thông tin về giá cả, nhà đầu tư có thể thương lượng với chủ nhà để đạt được thoả thuận. 

Tham khảo giá thuê mặt bằng trong khu vực

Lưu ý: Khi đàm phán về giá cả thuê mặt bằng, bạn nên đưa ra lời đề nghị về mức giá thuê mong muốn, không nên vội vàng đồng ý giá thuê mà chủ nhà đưa ra. Nếu thực sự chủ nhà muốn cho thuê, họ sẵn sàng đàm phán với bạn. Việc đồng ý sớm sẽ khiến chủ nhà có cảm giác bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngưng hợp đồng một cách đột ngột. 

3. Xác minh thông tin chủ nhà và mặt bằng 

Điều này khá quan trọng khi tìm mặt bằng mở quán ăn ở Hà Nội. Với sự phát triển của mạng xã hội phát triển, việc tìm kiếm mặt bằng thông qua kênh này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng xem xét thông tin đăng tải về thông tin và hình ảnh. 

Xác minh thông tin chủ nhà và mặt bằng

Hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa đảo thông qua hình thức đăng tải nội dung thuê mặt bằng kinh doanh. Với thông tin và hình ảnh không có thật để nhằm lừa đảo những chủ kinh doanh với chiêu trò rất tinh vi. Do đó, khi tìm kiếm mặt bằng, bạn nên xác minh thông tin và đến tận địa điểm cho thuê để xác minh. Đồng thời xác minh thông tin về chủ nhà để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. 

Tham khảo thêm: Muốn mở quán ăn cần chuẩn bị những gì?

4. Kiểm tra chất lượng mặt bằng quán

Kiểm tra chất lượng mặt bằng là việc kiểm tra hệ thống điện, nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, khu vực bếp, không quan quán, vị trí gửi xe của khách, địa điểm gửi xe của nhân viên… Nếu có hỏng hóc cần xây dựng kế hoạch để sửa chữa. 

Kiểm tra chất lượng mặt bằng quán 

Khi thuê mặt bằng kinh doanh hầu hết các chủ đầu tư đều phải sửa sang lại theo phong cách của quán như: sơn tường, trang trí, nội thất,... Tuy nhiên, nếu phải sửa chữa quá nhiều bạn có thể thương lượng với chủ nhà để chủ nhà có thể hỗ trợ một phần chi phí nhé. 

5. Tính toán chi phí thuê mặt bằng 

Sau khi tìm mặt bằng mở quán ăn ưng ý, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng đến chi phí. Việc này có ảnh hưởng đến tình hình tài chính dài hạn. Cũng có không ít quán ăn phải bù lỗ cho chi phí thuê mặt bằng vì giá thuê cao mà doanh thu không đảm bảo. 

Tính toán chi phí thuê mặt bằng

Do đó, bạn cần cân nhắc và tính toán cẩn trọng về chi phí thuê mặt bằng, ngoài chi phí này thì còn rất nhiều chi phí khác như: chi phí điện, nước, chi phí thuê nhân viên, chi phí nguyên vật liệu, chi phí phát sinh,... Để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh, bạn cần thiết lập bảng chi phí dự trù cho quán ăn càng chi tiết càng tốt. 

Xem thêm: Cách lập bảng dự toán chi phí mở quán ăn chi tiết 

6. Ký kết hợp đồng thuê mặt bằng mở quán

Để việc kinh doanh được thuận lợi, tránh trường hợp chủ nhà gây khó khăn. Khi thuê mặt bằng quán ăn bạn cần đọc và hiểu hết những thông tin, điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời cần có xác nhận của chính quyền địa phương về việc sở hữu hoàn toàn của người cho thuê, không thuộc tài sản phạm pháp, tranh chấp và không có ai đang kinh doanh. 

Ký kết hợp đồng thuê mặt bằng mở quán

Những điểm lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng thuê mặt bằng: 

Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc phải có 8 điều khoản, cụ thể: giá thuê, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao, tình trạng nhà lúc bàn giao, điều khoản về việc đơn phương phá hợp đồng. 

Thứ hai, công chứng hợp đồng: Để đảm bảo tính pháp lý, cần phải công chứng hợp đồng thuê của cả hai bên cho thuê và bên thuê. Có thể công chứng tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân. Công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của bất động sản đó không. 

7. Chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh 

Sau khi thuê mặt bằng kinh mở quán ăn tại Hà Nội, việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp theo quy định để việc kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. 

Những giấy tờ bắt buộc khi kinh doanh quán ăn đó là: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, cần bổ sung các giấy phép sau: Văn bản quán ăn có đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền, Giấy phép bán lẻ rượu trong quán ăn (nếu có), Giấy phép bán bán lẻ thuốc lá trong quán ăn (nếu có)...

Chuẩn bị đầy đủ giấy phép kinh doanh

Ngoài ra, để việc vận kinh doanh được trở nên dễ dàng, đơn giản và hiệu quả bạn nên tham khảo sử dụng phần mềm quản lý quán ăn POS365. Là phần mềm quản lý hàng đầu Việt Nam, được hầu hết các chủ quán ăn lựa chọn để hỗ trợ việc quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý từ xa,... Giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro. 

8. Tìm hiểu quy định kinh doanh của địa phương

Ngoài những giấy phép đăng ký kinh doanh quán ăn. Bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ về những quy định ở khu vực mà bạn thuê. Tìm hiểu rõ những mô hình tương tự và các đối thủ cạnh tranh xung quanh của mình, điều này giúp bạn lên thực đơn, thay đổi chiến lược kinh doanh nhà hàng và thực hiện hoạt động được hiệu quả nhất. Từ đó, việc thuê mặt bằng mở quán ăn sẽ trở nên có hiệu quả và tránh được rủi ro.

Tìm hiểu quy định kinh doanh của địa phương

9. Dự phòng những trường hợp bất ngờ 

Dự phòng cho những trường hợp bất ngờ là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều chủ quán ăn thường bỏ qua việc này, khiến cho việc xử lý những trường hợp bất ngờ xảy ra gặp khó khăn và lúng túng. 

Do đó, để đảm bảo chủ động trong việc xử lý những vấn đề phát sinh bạn cần có kế hoạch dự phòng. Chẳng hạn, như kế hoạch dự phòng cho những chi phí phát sinh. 

Dự phòng những trường hợp bất ngờ 

Hiện thực hoá giấc mơ trở thành chủ nhà hàng hay quán ăn không còn xa vời với nhiều bạn trẻ. Do đó, POS365 mong rằng với những thông tin hữu ích về thuê mặt bằng mở quán ăn trên bạn sẽ có cho mình những kinh nghiệm đắt giá trước khi chinh phục ngành hàng F&B nhé. Chúc bạn khởi nghiệp thành công!