Câu chuyện kinh doanh

Thực đơn nhà hàng không chỉ là một danh sách các món ăn với giá tiền khác nhau. Nó còn đại diện cho mô hình kinh doanh của bạn. Một thực đơn hiệu quả có thể giúp khách hàng thường xuyên quay lại và sử dụng cũng như gọi món hiệu quả hơn, từ đó nâng cao doanh thu.

Thực đơn nhà hàng là gì? Cách tạo menu khoa học và hấp dẫn

I. Khái niệm thực đơn nhà hàng

Thực đơn nhà hàng hay còn gọi là Menu được hiểu là một bản liệt kê các món ăn dự định sẽ phục vụ khách hàng trong bữa ăn (tiệc, cỗ, liên hoan,...) trên cơ sở tính toán khoa học nhằm đảo bảo được chất lượng và số lượng món ăn phù hợp đáp ứng được nhu cầu và khẩu vị của khách hàng.

Cách tạo thực đơn nhà hàng khoa học

Cách tạo thực đơn nhà hàng khoa học

Menu còn được sử dụng nhiều trong các quán ăn, trà sữa, cửa hàng cafe,... Nhân viên phục vụ sẽ đưa cho khách danh sách list đồ uống, món ăn để khách hàng có thể dễ dàng order món phù hợp với sở thích của mình.

Hiện nay, thực đơn nhà hàng được chia làm 3 loại chính:

  • Thực đơn theo món ăn: Được hiểu là list các món ăn có kèm theo giá cả, khách hàng có thể chọn món lẻ theo sở thích của bản thân. Loại thực đơn này thường được áp dụng cho các món Âu hoặc Á (món Hàn, Nhật, Việt,...) thường được trình bày chung trong một phần lớn. Khách hàng có thể tự ước tính hoặc nhờ tư vấn để gọi phần ăn phù hợp.

  • Thực đơn theo bữa (Set Menu) là hình thức phục vụ theo một thực đơn liệt kê các món trong một bữa ăn theo trình tự có giá cố định với số lượng món ăn giới hạn. Loại thực đơn này thường được áp dụng phục vụ cho các bữa tiệc cưới, hội nghị khách hàng, tiệc gala dinner, tiệc gia đình,...

  • Thực đơn tự chọn (Buffet) là hình thức phục vụ khách hàng tự do đi lại lựa chọn món ăn mà mình yêu thích. Hiện nay, trong các nhà hàng, buffet là hình thức trả tiền trọn gói, ăn theo suất do đó nhà hàng sẽ tính phí trên từng đầu người tham dự.

II. Các mẫu menu thực đơn nhà hàng

Đối với mỗi mô hình kinh doanh nhà hàng thì phong cách thiết kế menu sẽ khác nhau. Dưới đây là một số mẫu menu thực đơn nhà hàng thông dụng để các bạn tham khảo nhé!

2.1. Nhà hàng chay

Menu thực đơn món ăn chay cần được thiết kế hài hòa với phong cách chủ đạo của nhà hàng đó, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính độc đáo giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt được món ăn và giá. Hạn chế lên quá nhiều món trong thực đơn nếu không bạn sẽ phải bỏ đi lượng thực phẩm vào cuối ngày nhưng phải đảm bảo đầy đủ các món chủ đạo của quán.

Mẫu menu nhà hàng chay

Mẫu menu nhà hàng chay

2.2. Nhà hàng hải sản

Các nhà hàng hải sản hiện nay chủ yếu phục vụ theo mô hình kinh doanh buffet để khách hàng tự chọn bởi nguồn doanh thu lớn mà nó mang lại. Hầu hết những nhà hàng hải sản sẽ sử dụng những menu tối giản không có quá nhiều chi tiết. Họ chỉ cần biết được ở đây có hải sản gì, giá thành ra sao,... để tự lấy món. 

Mẫu menu nhà hàng buffet hải sản

Mẫu menu nhà hàng buffet hải sản

2.3. Thực đơn nhà hàng bình dân

Đối tượng khách hàng của nhà hàng bình dân là có thu nhập trung bình, vì vậy khi thiết kế menu cần phải thể hiện rõ giá thành của từng món ăn, để khi khách hàng nhìn vào là có thể nắm bắt được giá. Màu sắc các món ăn cũng nên được thiết kế hài hòa theo màu chủ đạo và hạn chế pha trộn quá nhiều màu khác nhau. Nhìn thực đơn có quá nhiều họa tiết màu sắc sẽ làm giảm đi tính chuyên nghiệp.

Mẫu thực đơn nhà hàng bình dân

Mẫu thực đơn nhà hàng bình dân

2.4. Thực đơn nhà hàng cao cấp

Thiết kế thực đơn nhà hàng cao cấp chủ yếu sẽ phù hợp với nhà hàng Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,... hay những nhà hàng sang trọng tại Việt Nam. Nên lựa chọn chất liệu menu phù hợp đảm bảo đáp ứng với concept, điển hình menu catalogue đang được sử dụng phổ biến ở các nhà hàng cao cấp.

Mẫu thực đơn nhà hàng cao cấp

Mẫu thực đơn nhà hàng cao cấp

III. Quy trình tạo thực đơn nhà hàng

Cách xây dựng thực đơn nhà hàng như thế nào là một trong số những bước trong quy trình phục vụ khách hàng. Tham khảo ngay cách tạo menu khoa học dưới đây nhé!

3.1. Lựa chọn món ăn và đồ uống

Muốn tạo được một Menu thì bạn phải lựa chọn được món ăn và đồ uống mà nhà hàng bạn muốn cung cấp cho khách hàng. Đây cũng là một trong số những bước giúp bạn lên kế hoạch và quản lý nhà hàng hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp tới việc có thu hút được nhiều khách hàng hay không, và từ đó đưa ra mức giá phù hợp. Để sản phẩm có chất lượng tốt nhất thì chủ kinh doanh cần phải có nhà cung cấp uy tín, nguồn nguyên liệu tươi mới, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2. Viết menu

Một thực đơn nhà hàng nêu rõ những món ăn bạn nên cung cấp cho khách hàng. Một thực đơn món ăn nhà hàng tốt nhất là khi bạn có thể cung cấp được sự cân bằng của những món ăn độc đáo mới và những món ăn cũ được yêu thích. Nó cần được lên chi phí phù hợp với những món ăn để nhà bếp có thể thực hiện nhanh chóng và đưa tới cho khách hàng. Ngoài kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống cần những gì, menu chính là một trong những vấn đề quan trọng.

Lên ý tưởng thiết kế menu nhà hàng

Lên ý tưởng thiết kế menu nhà hàng

3.3. Tính giá tiền món ăn

Để tạo nên một thực đơn có lợi nhuận, các bạn cần phải tính toán chi phí dành cho mỗi món ăn một cách chính xác. Chi phí để trả cho món ăn sẽ phụ thuộc nhiều vào chi phí mà bạn mua thực phẩm để chuẩn bị món ăn đó. Nói cách khác, số tiền mà bạn phải trả cho việc mua nguyên liệu nấu ăn sẽ quyết định số tiền mà bạn lên giá trong thực đơn. 

Thông thường, chi phí thực phẩm nên ở khoảng 30 - 35%. Điều này có nghĩa là nếu bạn trả 1.000 đồng cho một thứ gì đó, bạn cần tính phí tối thiểu là 3.340 đồng. Nhìn trông thì bạn cảm thấy chi phí tối thiểu khá cao, tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không chỉ trả tiền cho nguyên liệu, bạn còn trả tiền cho nhân viên chuẩn bị thức ăn, phục vụ thức ăn và dọn dẹp sau khi ăn.

Định giá tính tiền món ăn

Định giá tính tiền món ăn

3.4. Bố trí menu

Lựa chọn phông chữ và bảng màu thực đơn món ăn nhà hàng để phản ánh đúng với chủ đề của nhà hàng. Điều này giúp cho mọi thứ được điều hòa, hợp lý hơn. Ví dụ nhà hàng của bạn phục vụ theo phong cách hiện đại, chuyên nghiệp, phông chữ dành cho menu cần trang trọng, bắt mắt. Dù phong cách nhà hàng của bạn là gì, hãy cố gắng lựa chọn những phông chữ đừng quá nhỏ  hoặc khó đọc.

3.5. Thiết kế menu nhà hàng

Thực kế thực đơn là bước vô cùng quan trọng bởi hình ảnh món ăn sinh động, bắt mắt sẽ khiến khách hàng thích thú và có cảm hứng gọi nhiều món hơn. Lưu ý là khi làm menu cần tìm hiểu gu thẩm mỹ, sở thích của khách hàng, hoặc dựa trên phong cách của nhà hàng mà thiết kế cho phù hợp.

IV. Những điều cần tránh trong thực đơn món ăn nhà hàng

Menu là trái tim của bất kỳ nhà hàng nào. Nó trưng bày mọi thứ bạn phải cung cấp cho thực khách. Mặc dù các menu có thể đa dạng và phong phú, tuy nhiên nó cần có một vài nguyên tắc cần tuân thủ khi tạo thành menu hoàn chỉnh mà bạn  không nên bỏ qua. 

Những điều cần tránh trong thực đơn món ăn nhà hàng

Những điều cần tránh trong thực đơn món ăn nhà hàng

4.1. Cân nhắc sử dụng món ăn thực phẩm địa phương trên thực đơn

Nhiều khách hàng và nhà hàng yêu thích những thực phẩm, đặc sản mang hương vị quê hương. Điều này đang ngày càng len lỏi đến những cửa hàng khác nhau. 

Dẫn chứng cho điều này, những loại bánh mì tự làm thường đánh bại những loại bánh ở các cửa  hàng, rau và trái cây bán buôn không thể so sánh với những loại rau trong vườn nhà. Mua những thực phẩm địa phương của bạn giúp tăng doanh thu cho người dân địa phương, đồng thời thiết lập mối quan hệ với những người kinh doanh khác trong khu kinh doanh của bạn. Vì vậy, thêm những nguyên liệu thực phẩm trong thực đơn nhà hàng là điều bạn cần cân nhắc.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng giúp bạn thành công hơn

4.2. Đừng lạm dụng quá thực đơn

Thực đơn không phải là nơi cung cấp những sản phẩm vô hạn mà nhà hàng của bạn đưa ra. Đừng thực hiện những món ăn quá lớn nếu bạn không muốn chúng bị bỏ và lãng phí vào cuối ngày. 

Không nên lạm dụng quá thực đơn

Không nên lạm dụng quá thực đơn

4.3. Giữ thực đơn của bạn ở phía nhỏ hơn

Bầu trời không phải là giới hạn của bạn khi nói đến thực đơn nhà hàng của bạn. Tránh sự cám dỗ để cung cấp một lựa chọn lớn các mặt hàng, nếu không, chắc chắn bạn sẽ ném thức ăn vào cuối đêm. Ngoài ra, hãy xem xét những gì nhà bếp nhà hàng của bạn có khả năng sản xuất.

4.4. Biết khi nào nên thay đổi hay thêm thực đơn mới

Một thực đơn món ăn nhà hàng không phải là thứ bạn tạo nên một lần và sau đó quên đi. Bạn nên cập nhật nó ít nhất một lần một năm, tốt nhất là hai hoặc ba lần một năm. Cập nhật thường xuyên cho phép bạn kiểm tra chi phí thực phẩm của nhà hàng và đánh giá mức độ phổ biến hoặc không phổ biến của một số mặt hàng nhất định. Từ đó lên kế hoạch và điều chỉnh menu để tạo ra lợi nhuận phù hợp nhất. 

Phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn POS365 là một trong những điều không thể thiếu khi mở mô hình kinh doanh nhà hàng. Với những tính năng hiệu quả, giúp bạn giảm tình trạng ùn tắc khi order hàng hóa, giảm sai sót trong khâu tính toán, kiểm soát doanh số được hiệu quả hơn. Đây cũng là cách quản lý quán ăn hiệu quả từ xa mà không phải đến trực tiếp cửa hàng của mình.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin về cách tạo thực đơn nhà hàng khoa học và hấp dẫn để bạn có thể áp dụng. Một chiếc menu được thiết kế bắt mắt, bố cục gọn gàng, dễ đọc, giá tiền phù hợp sẽ khiến khách hàng muốn order nhiều hơn và để lại ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.