Câu chuyện kinh doanh

Tâm lý khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong trong kinh doanh, nhất là kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Vậy làm thế nào để hiểu tâm lý khách hàng, biết được hành vi khách hàng cũng như nhu cầu và mong muốn của họ? Đây là bài toán mà cách chủ kinh doanh cần phải giải nếu muốn thu hút được nhiều khách hàng cũng như chiếm lĩnh được vị thế tốt trong xã hội.

10 cách thấu hiểu tâm lý khách hàng cho chủ kinh doanh F&B

Đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp F&B cũng như làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, POS365 luôn cố gắng mang đến cho chủ kinh doanh những tiện ích hiệu quả trong việc quản lý kinh doanh. Sau đây, POS365 sẽ đem đến cho các bạn 10 cách giúp chủ kinh doanh thấu hiểu khách hàng và nắm bắt được tâm lý của khách một cách tốt nhất.

I. Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là những suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc, nhu cầu hay mong muốn của người dùng. Nếu thấu hiểu được nhu cầu và tâm lý khách hàng, chủ kinh doanh dễ dàng đưa ra những chiến lược kinh, chiến lược marketing tiếp cận tới khách hàng. Một đỉnh cao khi thấu hiểu tâm lý khách hàng là khơi gợi mong muốn của khách ngay cả khi bản thân khách hàng chưa biết tới nhu cầu của mình.

Tâm lý khách hàng là gì?

Tâm lý khách hàng là gì?

Để có thể nắm bắt tâm lý khách hàng một cách đúng và nhanh nhất, chủ kinh doanh của thể thực hiện các nguyên cứu cá nhân, chức nhằm theo dõi hành vi mua của khách hàng. 

Những vấn đề mà chủ kinh doanh quan tâm khi nhắc tới hành vi của khách hàng bao gồm:

  • Cách khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

  • Những suy nghĩ của khách hàng khi đưa ra quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ

  • Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng như lời khuyên từ bạn bè, bố mẹ, người quen, đồng nghiệp…

  • Những đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng

  • Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và nhanh chóng nhất

Mục tiêu của các doanh nghiệp khi kinh doanh là khách hàng. Vì vậy, việc thấu hiểu khách hàng là điều kiện quan trọng nhất khi kinh doanh, đặc biệt là đối với ngành bán lẻ thì việc tạo dựng mối liên kết với khách hàng lại cần phải mật thiết hơn nữa.

II. 10 cách giúp hiểu tâm lý khách hàng nhanh nhất

1. Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Không thể hiểu khách hàng khi bạn không biết gì về khách hàng. Bước đầu tiên và quan trọng nhất để bạn thấu hiểu tâm lý khách hàng mà tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ dễ dàng mở lòng và đón nhận bạn hơn. 

Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng của bạn

Khách hàng rất muốn được quan tâm. Khách hàng có thể mua hàng của bạn nếu nhận thấy được sự quan tâm và nhiệt tình của người bán mà chưa bàn tới vấn đề chất lượng. Bạn thấy đấy, việc tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng quan trọng như thế nào. 

Bạn có thể tốn rất nhiều tiền tiền vào chạy quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Những chẳng mất một đồng khi tư vấn hay giúp đỡ khách một cách tận tình là khách hàng đã có thể mua hàng của bạn rồi. Vì vậy, những gì mà bạn cần làm là đảm bảo khách hàng của mình được quan tâm và chăm sóc tốt nhất. 

2. Đặt vị bản thân vào vị trí của khách hàng

Là một chủ kinh doanh, bạn không thể đánh giá một phía được. Bạn phải dựa trên những trải nghiệm và đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình, vì chính khách hàng mới là người trả tiền mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Đặt vị bản thân vào vị trí của khách hàng

Đặt vị bản thân vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu

Việc đóng vai trò là người mua hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ tâm lý mua hàng của khách, những nhu cầu và mong muốn khi họ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, khi đứng vào vị trí của khách hàng để đánh giá thì bạn có thể nhận ra những điểm khác nhau, những điểm khách hàng hài lòng về sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh thay vì sản phẩm của bạn. Từ đó bạn có thể đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp nhật với hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Ngoài ra, khi đứng vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn, đánh giá đúng sản phẩm của minh, đánh giá đúng thị trường và đối thủ. Đặc biệt, bạn cũng thế đưa ra những phán đoán sát thực nhất về thị trường trong tương lai, từ đó đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh trong lâu dài.

3. Nguyên cứu hành vi khách hàng thông qua mạng xã hội

Hiện nay việc nghiên cứu hành vi, tâm lý khách hàng thông qua mạng xã hội khá phổ biến. Nó cũng được tích hợp trong các chiến dịch chạy quảng cáo của facebook, youtube hay google… Thông qua những sinh hoạt của khách hàng trên mạng xã hội, ta có thể biết được mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc like page, tìm kiếm sản phẩm, tham gia group… của khách, bạn đã có thể tìm kiếm được lượng khách hàng đang có mong muốn về sản phẩm dịch vụ nào đó.

Nguyên cứu hành vi khách hàng thông qua mạng xã hội

Tìm hiểu hành vi khách hàng thông qua mạng xã hội

Bên cạnh đó, thông qua việc lập ra những fanpage, group cho thương hiệu của bạn là đã có thể biết được những đánh giá, những trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm. Khi đã biết được cảm nhận của khách hàng, bạn có thể lên những kế hoạch nhằm chăm sóc khách hàng trong tương lai.

4. Thực hiện các chiến lược khảo sát

Để nắm bắt nhanh tâm lý khách hàng, chủ kinh doanh thường xuyên là những cuộc khảo sát nhanh với khách hàng để biết những suy nghĩ và đánh giá của họ về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng mình. Việc làm khảo sát chỉ tốn chi phí, thời gian nhanh nhưng lại mang lại kết quả rất chính xác. 

Thông qua các cuộc khảo sát, bạn sẽ biết được mong muốn và thắc mắc của khách hàng. Từ đó đưa ra những phương án nhanh chóng giải quyết cho khách hàng. Việc sai sót trong quá trình khảo sát có nhưng không nhiêu. Vì vậy, bạn có thể tin tưởng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình sao cho phù hợp với những mong muốn và nhu cầu của khách hàng theo bảng khảo sát. 

Thực hiện các chiến lược khảo sát

Thực hiện các chiến lược khảo sát khách hàng

Ở đây, POS365 đề cập tới việc thay đổi theo nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên việc khảo sát và nắm bắt nhu cầu khách hàng theo số đông chứ không nên tập trung vào một tập khách hàng nhỏ. Vì để đáp ứng hết nhu cầu và mong muốn của toàn bộ khách hàng là không thể, bạn hay tập trung vào phần lớn tập khách hàng bạn bạn thôi nhé!

5. Xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài

Đi trước thời đại là chuyện không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn có được chiến lược kinh doanh trong dài hạn và nắm bắt được tâm lý khách hàng trong tương lai thì bạn đã nắm được thị trường trong tay rồi đấy. 

Hiện nay xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi rất nhanh chóng, nếu chỉ mãi đi sau nhu cầu của khách hàng thì bạn rất khó kinh doanh thành công. Đối với những doanh nghiệp F&B thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng trước là yếu tố quyết định bạn có thu hút được khách hàng hay không.

Xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài

Xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp

Bạn là người khơi gợi những nhu cầu mà khách hàng chưa nhận thấy thì mới là kinh doanh thành công. Vì vậy, viên lên kế hoạch phát triển kinh doanh một cách dài hạn là cách tốt giúp bạn nắm bắt được tâm lý khách hàng hay nói cách khác là dẫn dắt tâm khách hàng tới những nhu cầu mà bạn tao ra cho họ.

6. Trở thành người tư vấn tâm lý cho khách hàng

Không có ai hiểu rõ sản phẩm bằng bạn. Vì vậy hãy trở thành người tư vấn tâm lý đáng tin cậy của khách hàng. Có rất nhiều người đi mua sản phẩm, dịch vụ mà chưa có nhiều hiểu biết hay tìm hiểu trước về sản phẩm đó. Lúc này là lúc khách hàng cần nhất tới sự tư vấn và hỗ trợ của các bạn nhân viên.

Bạn có thể hỏi về mong muốn, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà khách hàng muốn. Thay vì chèo kéo, thuyết phục khách hàng mua những cái mà bạn muốn bán, hay tư vấn cho khách những thứ mà khách muốn mua. Khi đó, bạn sẽ là người cố vấn tâm lý và biết nắm bắt tâm lý khách hàng đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả.

Trở thành người tư vấn tâm lý cho khách hàng

Trở thành người tư vấn đánh tin cậy cho khách hàng

Khi chính khách hàng vẫn chưa tìm ra được nhu cầu của bản thân, lúc này bạn sẽ là người tư vấn cho khách hàng theo bất cứ thông tin nào khách hàng đưa ra. Bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng những sản phẩm họ quan tâm và cả những sản phẩm mới nhất. 

Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng, dễ hiểu và tập trung nhiều vào những ưu điểm. Tuyệt đối không lừa dối khách hàng, những thông tin mà bạn cung cấp cho khách hàng phải là những thông tin chính xác và đáng tin cận nhất. Không nên đánh lừa khách chỉ vì bán được hàng, vì như thế là chính bạn đang tự đuổi khách của mình đi đấy.

7. Nắm bắt thái độ khách hàng

Thái độ khách hàng là một trong những yếu tố chính giúp bạn đánh giá và nắm bắt tâm lý khách hàng hoàn hảo nhất. Chỉ cần thông qua thái độ, biểu cảm khuôn mặt, hành động… là bạn đã biết được tâm lý của khách hiện tại như thế nào.

Có thể khách hàng sẽ không nói ra những cảm nhận hay đánh giá của họ về sản phẩm và vụ.  Từ đó bạn cũng rất kho để làm khảo sát, thăm dò ý kiến… một cách tốt nhất để làm được điều đó là thông qua thái độ của khách. Một cách đơn giản, không tốn chi phí mà lại rất chính xác. 

Nắm bắt thái độ khách hàng

Nắm bắt thái độ khách hàng nhanh chóng

Khách hàng rất dễ biểu lộ cảm xúc của mình về một sự vật, sự việc nào đó. Vì vậy, ngay sau khi bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho họ, khách hàng đã phải bỏ tiền ra cho sản phẩm dịch vụ đó thì chắc chắn sẽ muốn được tận hưởng một cách tốt nhất. Trong trường hợp, khách hàng có trải những trải nghiệm tốt hay không tốt thì họ cũng dễ biểu hiện ra bên ngoài.

Với một chủ kinh doanh thông thái, việc nhìn thái độ của khách thì sẽ hiểu và đoán ngay ra tâm lý khách hàng.

8. Tập trung vào giá trị

Khách hàng hiện nay rất thông minh, họ biết tìm kiếm thông tin và lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình. Bạn không thể muốn khách hàng trao cho bạn nhiều giá trị về tiền mà không trao giá trị tương xứng cho họ. 

Chúng ta hãy nhìn vào chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp, các công ty lớn. Họ nhận được nhiều giá trị về vật chất tiền bạc, sự chung thành của khách hàng thì họ cũng sẽ tạo ra nhiều hơn những giá trị cho khách hàng của mình. 

Tập trung vào giá trị

Tập trung vào việc nâng cao giá trị cho khách hàng

Họ tạo ra vô số những giá trị và dịch vụ kèm theo cho khách hàng, tạo ra những nội dung mà khách hàng yêu thích, giới thiệu cho họ những sản phẩm tại thị trường ngách cũng như mang đến những sản phẩm giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.

9. Sử dụng công nghệ hiện đại

Với thời đại công nghệ số như hiện nay, việc thấu hiểu tâm lý khách hàng, hanh vi cũng như sở thích của họ là điều vô cùng đơn giản với sức mạnh của AI. Việc sử dụng công nghệ này giúp bạn bán hàng nhanh chóng, bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối, thống kê hành vi tiêu dùng của khách…

Theo như những nghiên cứu cho thấy, khách hàng sẽ mua hàng sau 3 lần kiểm tra. Có nghĩa là khách hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn và họ cũng đang có nhu cầu về nó thì cũng còn tới 2 lần nhìn lại nó thì khách hàng mới đưa ra quyết định mua hàng.

Sử dụng công nghệ hiện đại

Sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ

Thông qua 3 lần đó, bạn hãy phân bổ thành 3 giai đoạn khác nhau. Lần thứ nhất, hãy cố gắng tìm hiểu thông tin về khách hàng. Lần thứ 2, dựa vào những thông tin bạn biết được, hay đưa ra những quảng cáo, tiếp thị tới khách hàng. Lần thứ 3 hãy thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình.

Tìm hiểu ngay: cách bán hàng hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại của POS365

10. Nụ cười trong tâm lý bán hàng

Nụ cười sẽ là chất xúc tác cực kỳ mạnh trong quá trình bán hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thông thường khách hàng sẽ khó gắn bó ở những lần mua hàng đầu tiên. Vì vậy, muốn tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, xây dựng tập khách hàng trung thành thì hãy dùng chính nụ cười và sự thân thiện của bạn.

Nụ cười trong tâm lý bán hàng

Nụ cười trong tâm lý bán hàng vô cùng quan trọng

Sẽ không có khách hàng nào từ chống sự chân thành, thân thiện và nụ cười của bạn đâu. Hãy gần gũi với họ thông qua những giá trị thật lòng và đơn thuần nhất.

III. Tổng kết

Trên đây là những đánh giá và cách giúp chủ kinh doanh, nhất là những người kinh doanh trong lĩnh vực F&B hiểu hơn về tâm lý khách hàng, hành vi mua hàng. Với những chia sẻ trên của POS365, mong rằng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích giúp cho việc kinh doanh tốt hơn. POS365 chúc bạn thành công!